Giới thiệu về blog

Đây là blog của gia đình Văn Tác và Mai Trâm, được thiết lập nhằm mục đích lưu lại những kỷ niệm đẹp trong đời sống của gia đình bé nhỏ Văn-Mai. Ngoài những hình ảnh và video, blog còn chứa đựng của hồi môn dành riêng cho 3 cô công chúa nhỏ: Mẫn Châu - Hải Ngân và Ái Thi. Của hồi môn này là tập hợp những bài viết hay, có tính nhân văn cao mà Văn Tác đã sưu tầm trong suốt cuộc đời của mình.....

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Hội nghị thế giới của Satan


Satan mở một hội nghị thế giới. Nó khai mạc bằng cách ngỏ lời với đám ác thần. Nó bảo: “Chúng ta không thể ngăn cản Kitô hữu đi nhà thờ. Chúng ta không thể ngăn cản họ đọc Kinh Thánh và biết được chân lý. Chúng ta cũng không thể ngăn cản họ tạo ra một mối tương quan thân mật với Đức Kitô. Nếu họ liên lạc được với Giêsu, quyền lực của chúng ta đối với họ sẽ tiêu tan. Vì vậy, hãy cứ để cho họ đi nhà thờ, để cho họ giữ nếp sống của họ, nhưng hãy cướp lấy thì giờ của họ, hầu họ không có được tương quan thân mật với Giêsu Kitô.

Đấy là điều tôi muốn các người làm, hỡi các ác thần. Hãy làm cho họ xao lãng việc tiếp xúc với Đấng Cứu Độ họ và giữ mối liên lạc ấy suốt cả ngày!” Đám ác thần kêu lên: “Chúng tôi phải hành động thế nào để làm được như thế?”.

Satan trả lời: “Hãy làm cho họ bận rộn với những điều không thiết yếu trong cuộc đời và tạo ra thật nhiều chương trình để cho đầu óc họ không rảnh rỗi. Hãy xúi giục họ tiêu xài, tiêu xài, tiêu xài rồi kiếm tiền, kiếm tiền, kiếm tiền. Hãy thuyết phục các bà vợ đi làm nhiều giờ và các ông chồng đi làm 6-7 ngày mỗi tuần, 10-12 giờ mỗi ngày, để họ có thể thoải mái sống cái cuộc sống trống rỗng của họ. Hãy ngăn cản họ dành thì giờ cho con cái. Khi vợ chồng con cái ly tán thì chẳng bao lâu gia đình sẽ bị công việc làm áp lực! Hãy kích thích tối đa tâm trí họ để họ không thể nghe ra tiếng nói êm dịu, nhỏ nhẹ kia.

“Hãy khuyến khích họ mở máy thu thanh hay máy ghi âm khi họ lái xe đi làm. Hãy để cho truyền hình, đĩa hình, đĩa nhạc và máy vi tính chạy suốt cả ngày trong nhà. Và làm sao cho các cửa tiệm và nhà hàng liên tục trổi lên những bản nhạc xa rời Kinh Thánh. Điều này sẽ làm cho đầu óc họ bận rộn và cắt được mối liên lạc với Đức Kitô.

“Hãy đặt trên bàn ăn sáng các tạp chí và nhật báo. Hãy chất đầy đầu họ với tin tức 24 giờ một ngày. Hãy làm ngập những giờ phút lái xe của họ với các bản quảng cáo. Hãy đổ tràn vào hộp thư họ những bức thư tào lao, những giấy đặt hàng, bản cá cược, và mọi loại thư khuyến mãi trình bày các sản phẩm và các dịch vụ miễn phí, cùng với những niềm hy vọng hão. Hãy đặt các người mẫu mảnh mai và xinh đẹp trên bìa những tạp chí để cho các ông chồng tin rằng sắc đẹp ngoại hình là điều quan trọng, và họ sẽ chán vợ mình. Ha! Điều này sẽ làm cho các gia đình tan vỡ thật nhanh.

“Ngay cả trong các cuộc giải trí của họ, hãy biến chúng thành quá đà. Hãy làm cho họ đi nghỉ về mà mệt nhừ, bất an, và không sẵn sàng bắt đầu tuần làm việc. Đừng để họ đến với thiên nhiên để nhìn ngắm các kỳ quan của Chúa. Hãy đưa họ đến các công viên giải trí, các hoạt động thể thao, các nơi hòa nhạc và chiếu phim. Hãy làm cho họ bận rộn, bận rộn thật bận rộn! Và khi họ gặp nhau để chia sẻ tâm linh, hãy chuyền vào những lời nói xấu và tiếng to tiếng nhỏ để họ ra về với lương tâm bất ổn và tình cảm bất an.

“Tiến lên đi, hãy để cho họ dấn thân vào việc cứu vớt các linh hồn. Nhưng hãy đổ vào cuộc đời họ thật nhiều thiện ý đến độ họ không còn thì giờ tìm kiếm sức mạnh nơi Đức Kitô. Chẳng bao lâu, họ sẽ hoạt động bằng sức lực của chính mình, và rồi họ hy sinh sức khỏe và gia đình để phục vu mục đích ấy. Biện pháp này hiệu quả đấy, hiệu quả lắm!”

Đấy chỉ là một cuộc hội nghị. Và các ác thần hăng say đi về với nhiệm vụ và làm cho Kitô hữu khắp nơi bận rộn, bận rộn thật bận rộn, và họ phải chạy từ nơi này đến nơi khác. Tôi đoán là bạn sẽ đặt câu hỏi: liệu ma quỉ có thành công trong chương trình ấy không? Bạn hãy tự xét lấy.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

4 người bạn đời

Ngày xửa ngày xưa... Có một ông vua giàu có. Ông có bốn người vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất. Trang phục, trang sức quý nhất; những cử chỉ và lời nói yêu thương nồng thắm nhất, ông đều dành cho người vợ thứ tư này. Ông cũng yêu người vợ thứ ba nhiều lắm và từng đưa bà đi theo trong chuyến vượt dặm xa đến vương quốc kế bên. Tuy nhiên, ông cũng đã mang trong mình một nỗi lo sợ thầm kín: một ngày nào đó bà ấy, người vợ thứ ba này sẽ rời bỏ ông vì một người đàn ông khác.
Ông còn yêu người vợ thứ hai nữa. Bà là người bạn tâm tình tốt nhất của ông, luôn chu đáo với ông và kiên nhẫn ở bên ông trong mọi hoàn cảnh. Bất cứ khi nào có vấn đề khó khăn hay khó xử, trong bất cứ lĩnh vực nào, ông vua chia sẻ với người vợ thứ hai và ông đều tìm được từ bà những lời gợi ý cho một lối thoát.

Người vợ thứ nhất của nhà vua là một cộng sự trung thành của ông và từng có những đóng góp vĩ đại trong việc gìn giữ ngai vàng cũng như sự giàu sang của ông. Tuy nhiên, ông vua lại không yêu người vợ thứ nhất. Ông luôn khắt khe với bà, không dành cho bà một sự chăm sóc nào, mặc cho bà luôn hướng về ông với một tình yêu sâu sắc.

Một ngày, ông vua ngã bệnh, và ông biết thời gian của ông không còn dài nữa.

Ông đã gọi bốn người vợ đến, và nói: "Ta yêu tất cả các nàng, từng dành cho các nàng những thứ tốt nhất, vật chất và tinh thần, mà ta có. Bây giờ ta chết, các nàng cũng sẽ theo ta, để chúng ta tiếp tục được gắn bó với nhau?".

"Không có chuyện đó", người vợ thứ tư đáp trả và bà bỏ đi không một lời thêm nữa. Câu trả lời của người vợ thứ tư như lưỡi dao bén ngọt cứa vào trái tim nhà vua.

Nhà vua buồn rầu hỏi 3 người vợ còn ở lại: "Ta yêu tất cả các bà, những người vợ của ta. Bây giờ ta chết, các bà sẽ theo ta, để chúng ta tiếp tục được gắn bó với nhau?".

"Không", người vợ thứ ba đáp, "Cuộc sống đang quá tươi đẹp. Khi chàng chết, em sẽ tái hôn!". Trái tim nhà vua tan nát.

Còn lại 2 người vợ, người vợ thứ nhất và người vợ thứ hai, nhà vua lại nói: "Chúng ta từng luôn bên nhau, trong cả hoạn nạn lẫn khi hạnh phúc. Bây giờ ta chết, các nàng sẽ theo ta, để chúng ta tiếp tục được gắn bó với nhau?".

"Xin lỗi, em không thể giúp chàng lần này rồi", người vợ thứ hai đáp, "Những gì em có thể làm là chôn cất chàng tử tế". Câu trả lời của người vợ thứ hai bất ngờ như một tiếng sấm bên tai, nhà vua hoàn toàn suy sụp.

Rồi thì, nhà vua nghe một tiếng nói, như vọng từ xa tới: "Em sẽ đi với chàng, dù chàng tới đâu".

Nhà vua ngước lên, đó là người vợ thứ nhất. Bà đã trở nên gầy gò, bởi bà đã trải qua một cuộc sống thiếu thốn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Bà từng bị nhà vua bỏ rơi. Buồn đau và hối hận tột cùng, nhà vua nói: "Ta, đáng lẽ đã phải dành cho nàng một sự chăm sóc tốt hơn...".

Trong cuộc đời mình, chúng ta ai cũng đều có bốn người bạn đời:

Người bạn đời thứ tư là cơ thể chúng ta. Chúng ta luôn tìm những cách tốt nhất để chăm sóc cơ thể mình, từ ăn đến mặc. Nhưng cơ thể này sẽ bỏ ta đi, khi ta chết.

Người bạn đời thứ ba là tài sản, địa vị và sự giàu sang mà chúng ta có. Khi ta chết, tất cả cũng sẽ không còn ở bên ta mà chuyển sang cho người khác.

Người bạn đời thứ hai là gia đình và bạn bè của chúng ta. Khi ta chết, tất cả những gì tốt nhất họ có thể làm được cho ta là lo phần hậu sự của ta chu đáo.

Tâm hồn  - đó chính là người bạn đời thứ nhất của ta.
Tất cả đều quan trọng và đáng trân trọng. Nhưng, tâm hồn chính là tài sản quý giá nhất, là người bạn trung thành nhất của ta và cũng là thứ mà ta luôn cần để tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trong từng thời gian sống để đến khi ta lìa bỏ cõi đời, tâm hồn vẫn luôn tươi mới, trong sáng và nhất là để ta sẽ không có gì phải hối hận... 

3 điều giá trị


* Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội
* Ba điều trong đời không được đánh mất:
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực
* Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
* Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
* Ba điều làm nên giá trị một con người:
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt
* Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
- Rượu
- Lòng tự cao.
- Sự giận dữ.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Cô gái bán xôi

Theo tintuconline ngày 13/09/2005


Thi đậu đại học là chuyện bình thường, nhưng đạt điểm tối đa cả 3 môn là điều hiếm thấy. Thế mà một trong số ít người làm nên kỳ tích này lại là một cô gái bán xôi ở xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An - tân thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Vinh Nguyễn Thị Quỳnh Giang.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, mẹ của Giang kể: "Buổi chiều, nó chạy về ôm lấy tui hét lên: Mẹ ơi con được 30 điểm. Tui mừng rớt nước mắt. Rứa là nó đậu đại học rồi. Cha nó mà còn sống có lẽ cũng vui phát khóc lên được. Cho đến gần ngày thi, nó còn theo tui ra chợ bán xôi. Tui bảo con ở nhà ôn bài, nó bảo mẹ cứ mặc con, con sẽ đậu cho coi".
Do buôn bán đổ bể, năm 1992, vợ chồng chị Nguyệt bán căn nhà ở Cửa Lò, gửi hai đứa con lớn cho ông bà nội rồi ôm đứa con út là bé Giang lang bạt vào đất Sài Gòn kiếm sống. Bé Giang lên 6, được ông chú ruột đang sinh sống ở TP.HCM xin vào một trường tiểu học. Hai năm sau, không thể sống mãi kiếp làm thuê, vợ chồng chị Nguyệt đưa con về quê, mở quán xôi ở chợ Trang bán kiếm gạo nuôi con. Năm lên lớp 6, Giang bắt đầu đồng hành với quán xôi này. Buổi đến trường, buổi phụ mẹ bán xôi nhưng Giang lại học rất giỏi. Năm nào cô cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Năm Giang học lớp 10, nỗi đau ập xuống gia đình khi người cha đột ngột ra đi. 4 miệng ăn và gánh nợ đè lên đôi vai người mẹ. Chị cả, anh trai của Giang lúc này đã vào cao đẳng và đại học. Để chèo chống gia đình qua cơn bĩ cực, gánh xôi của chị Nguyệt ngày càng đầy hơn. Ngoài việc ra chợ phụ mẹ bán hàng, buổi tối Giang tranh thủ dạy kèm cho đứa nhỏ trong xóm kiếm thêm chút đỉnh. Góc học tập của Giang từ đó cũng sáng đèn khuya hơn. Cô bé gầy đi nhiều. Thế mà năm 11, cô học trò này đã đoạt giải nhất môn Hóa cấp tỉnh, trước đó 1 năm là giải khuyến khích. Năm cuối bậc phổ thông, giải nhì môn hóa cấp tỉnh cũng thuộc về cô học trò của Trường PTTH Cửa Lò này. 12 năm học, 4 giải cấp tỉnh và năm nào Giang cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Người mẹ nhẹ lòng hơn trước gánh nặng cơm áo cho con ăn học.
"Nó có hỏi tui theo mẹ thì theo học ngành chi. Tui nói cứ tùy con. Con thấy ngành mô phù hợp thì chọn, nhưng ra trường đừng bắt mẹ chạy việc là được. Mẹ không có tiền mô" - chị Nguyệt kể. Thế nhưng trong dự định thì cô học trò này từ lâu đã quyết trở thành cô giáo. Tân thủ khoa kể: "Em ấn tượng về hình ảnh những thầy, cô giáo dạy môn toán, hóa, văn ở trường. Các thầy cô dù còn trẻ nhưng lại giỏi, tận tụy và thương học trò lắm". Hai hồ sơ đăng ký dự thi ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I và ĐH Sư phạm Vinh đã được gửi đi nhưng cô "bé hạt tiêu" này vẫn chưa biết chọn trường nào cho hợp. Gần ngày thi, Giang quyết định vào ĐH Sư phạm Vinh cho gần nhà để mẹ đỡ vất vả.
Hỏi: Trở thành sinh viên rồi, tân thủ khoa có bán xôi nữa không? Giang cười, khoe chiếc răng khểnh duyên dáng: "Có lẽ có anh ạ. Từ đây lên trường 10 cây số, đi về được trong ngày thì em còn phải ra chợ, nếu không mẹ lấy chi nuôi em ăn học".
Nguyễn Khánh Thành

Bình của bạn đã đầy chưa?

Một giáo sư đang trong giờ giảng về cách quản lý thời gian. Ông đặt vài thứ trước mặt. Đầu tiên, ông lấy  một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng chơi golf. Sau đó, ông hỏi các sinh viên: “Theo các bạn, bình đã đầy chưa?”. “Rồi ạ!”, các sinh viên trả lời.

Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi và đổ vào bình. Rồi lắc lên cho bi rơi lấp vào khoảng trống giữa những quả bóng. Ông lại hỏi lần nữa và các sinh viên, lần này có vẻ ngập ngừng hơn, trả lời: “Có lẽ là rồi ạ.”

Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, và cũng đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy các khe hở. Ông hỏi lại và các sinh viên lần này đồng thanh: “Rồi ạ!”

“Hãy xem này, “ giáo sư nói và lấy ra hai lon bia, đổ vào bình. Bia tràn vào giữa những hạt cát.

”Bây giờ,” giáo sư nói, “tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình.

Bóng golf tượng trưng cho những điều quan trọng – gia đình, con cái, sức khoẻ, bạn bè, đam mê - những điều mà nếu mọi thứ khác mất đi, thì chỉ mình chúng vẫn có thể làm cuộc sống của bạn đầy đủ.

Những viên bi là thứ khác, nhỏ nhặt hơn - nghề nghiệp, nhà cửa, ôtô. Còn cát là những gì vặt vãnh còn lại.“

“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng. Hãy ưu tiên làm những việc thực sự cần thiết trước. Dành thời gian cho con cái, kiểm tra sức khỏe, đi ăn với gia đình, làm những việc mình thích. Sau khi đã làm tất cả những điều đó, chắc chắn bạn vẫn còn thời gian cho những thứ nhỏ nhặt như lau dọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc. Vì thế, hãy luôn ưu tiên những quả bóng, và đặt chúng vào bình trước tiên.”

Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên, và một sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy bia tượng trưng cho cái gì?”

Giáo sư mỉm cười hài lòng, “Một câu hỏi hay. Bia, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, ngay cả khi các bạn thấy cuộc sống của mình đã quá bận rộn và đầy đủ thì, vẫn luôn còn thời gian cho một chầu bia!”


Khi thấy mình có quá nhiều việc phải giải quyết, và 24 giờ mỗi ngày là không đủ, thì bạn hãy nghĩ đến chiếc bình này, đặt những quả bóng vào trước. Và, đừng quên những cốc bia.
(Sưu tầm)

Bạn tốt, bạn xấu


Bob Hayes từng được mệnh danh là “Người chạy nhanh nhất thế giới” không? Anh đã từng được xem là một anh hùng tại Thế vận hội Tokyo năm 1964, khi đoạt huy chương vàng điền kinh cự ly 100m và đạt một kỷ lục đáng kinh ngạc khi trong 100m cuối cùng của cự ly 400m tiếp sức, anh đã chạy trong vòng 8,5 giây!
Sau đó, anh được nhận vào làm một chức vụ khá cao tại Dallas Cowboys. Huấn luyện viên điền kinh của anh nói, nếu ông được phép ước có một đứa con thì đó chính là Bob Hayes.
Thế nhưng, vào tháng 4 năm 1979, Bob đã bị bắt khi đang bán lén ma túy và các chất gây nghiện khác. Anh phải nhận hai bản án tù 5 năm. Từ trên đỉnh cao danh vọng, Bob đã trở thành một tên tội phạm.
Theo Bob Hayes, sở dĩ anh như thế chính là vì không có khả năng nhận ra ai là bạn tốt và ai là bạn xấu. Anh đã giao du với những người bạn không ra gì và phải gánh lấy rắc rối. 

Như một quy luật, mỗi người trong chúng ta là một tấm gương phản ánh những suy nghĩ lối sống của những người mà ta kết giao. Bạn đang quen biết với những người như thế nào?

Bàn tay của mẹ


Bàn tay của mẹ, bài học của con, câu chuyện về lòng biết ơn
Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công ty lớn.
Anh ta vừa xong buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc phỏng vấn lần cuối để quyết định nhận hay không nhận anh ta.
Viên giám đốc khám phá học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học, cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên không hoàn thành vượt bực.
Viên giám đốc hỏi “Anh đã được học bỗng nào của trường?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không”
Viên giám đốc hỏi “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học?” Chàng thanh niên đáp “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí”
Viên giám đốc lại hỏi “Mẹ của anh là việc ở đâu?”
Chàng thanh niên đáp “Mẹ tôi làm việc giặt áo quần”. Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay cho ông ta xem. Chàng thanh niên đưa hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo của chàng cho ông giám đốc xem.
Viên giám đốc hỏi “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?”
 “Chưa bao giờ, mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.
Viên giám đốc dặn chàng thanh niên “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi. ”
Chàng thanh niên cảm thấy khả năng được công việc tốt này rất là cao. Khi vừa về đến nhà, chàng ta sung sướng thưa với mẹ để được lau sạch đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng cảm thấy có gì đó khác lạ, sung sướng, nhưng với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.
Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Đây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới khám phá đôi tay mẹ mình, đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng.
Những vết bầm trong tôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả cho ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ, chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại của me.
Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới gặp ông giám đốc.
Viên giám đốc lưu ý những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, và hỏi “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”
Chàng thanh niên đáp “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.” Viên giám đốc hỏi “Cảm tưởng của anh ra sao?”
Chàng thanh niên đáp, “Thứ nhất, bây giờ tôi hiểu thế là ý nghĩa của lòng biết ơn; không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay.  Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc.  Thứ ba, tôi biết ơn sự quan trọng và giá trị của quan hệ gia đình.”
Viên giám đốc nói, “Đây là những gì tôi tìm kiếm nơi người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đở của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”
Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày được nhiều cải thiện.
-----
Lời bình:
Một đứa bé, được che chỡ và có thói quen muốn gì đước nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và sẽ luôn nghĩ đến mình trước. Hắn sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ.
Khi làm việc, hắn giả thiết rằng mọi người phải vâng lời hắn, và khi trở thành một quản trị viên hắn có thể sẽ không bao giờ biết sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn đổ thừa cho người khác.
Đối với loại người này, có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự sẽ không cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Hắn sẽ cằn nhằn, lòng chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình. Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay thay vì đang tàn phá chúng?
Bạn có thể cho con cái sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng. Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin vui lòng cho chúng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rữa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì các bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.
Bạn muốn chúng hiểu rằng, bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày tóc họ cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học để biết hơn sự khó khăn, học khả năng cùng làm việc với những người khác để hoàn thành công việc.

Ba không ưa

Con gái yêu!!!

Việc chọn lựa người chồng phải do con tự định đoạt vì việc đó quan hệ trọn đời con.Ý kiến của ba chỉ là hướng dẫn con phần nào thôi. Ba hân hoan tưởng tượng đến một ngày nào đó, con gái ba với cặp má ửng hồng e lệ, giọng nói run run cảm động báo cho ba biết một chàng trai sắp sửa đến xin ba được cưới con.

Ba không ưa những anh chàng quá chải chuốt bề ngoài. Sự chải chuốt ấy chiếm quá nhiều thời giờ trong đời họ, đâu con chỗ dành cho hạnh phúc của kẻ khác.

Ba không ưa những anh chàng quá lập dị, ăn mặc, cử chỉ lố lăng. Họ đâu biết thích ứng với hoàn cảnh và cư xử cho hợp với xung quanh?

Ba không ưa những anh chàng tỏ ra quá thông thái. Không ai có thể làm vừa lòng họ. Họ tự phụ với sự hiểu biết của mình, song thực ra họ thường không quyết đoán và kém phần khẳng khái. Trí óc đa tạp của họ dễ làm người khác thán phục, nhưng không sưởi ấm được ai.

Ba không ưa những anh chàng quá ham công tiếc việc. Họ không còn thời giờ để thưởng thức thiên nhiên, không biết sống hồn nhiên đơn giản, và không có đủ tâm trí khoáng đạt để yêu thương. Công việc của họ chẳng khác gì những vực sâu vùi lấp tâm hồn họ.

Ba không ưa những anh chàng tỏ ra quá ư đạo đức. Thế giới quan đạo đức của họ che mất cả thế giới hữu tình làm họ thiếu thực tế. Họ thường đòi hỏi quá đáng với người vợ và ít quan tâm đến giá trị của miếng cơm manh áo.

Ba không ưa...ba không ưa...

Có lẽ con sẽ nghĩ thầm: Thế người ta cũng không ưa ba thì sao?

Khoan đã! Người chồng của con gái ba thì thế nào mà ba chẳng ưa. Miễn là họ chân thành, nhất là phải quân bình. Đừng quá thiên lệch về một đức tính nào ba vừa kể trên. Ba chỉ cầu mong ở họ một tâm hồn cao thượng, quả cảm, một ý chí kiên cường và một lòng tận tụy với bổn phận dù ở bất cứ địa vị nào. Và nhất là phải hết lòng yêu thương con gái ba....

Thôi nhé con yêu. Đường đời là phía trước, dưới bước chân con, ba chỉ là cột mốc bên vệ đường hướng con đến với bến bờ hạnh phúc. Mọi quyết định đều do bởi con mà thôi.

Cái bình

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!".
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò không nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?".
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò không nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?".
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng không dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
(sưu tầm).

Cuộc sống là những va đập

Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau?

Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, cho dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn.


Có căng như sợi dây đàn thì mới phát ra được những âm thanh kỳ diệu.

Mảnh vỡ

Có một chiếc vòng bị cắt đi một mảnh hình tam giác. Cái vòng muốn được trọn vẹn, không thiếu mẩu nhỏ nào nên lang thang tìm kiếm mảnh thất lạc nhưng vì nó không hoàn hảo nên chỉ có thể lăn đi rất chậm. Nó chiêm ngưỡng những bông hoa bên đường. Nó tán gẫu với những con sâu. Nó tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nó đã thấy rất nhiều mảnh vỡ khác nhau nhưng không có cái nào vừa với nó. Và nó để tất cả lại bên đường rồi tiếp tục cuộc tìm kiếm.

Một ngày kia, chiếc vòng tìm thấy một mảnh rất vừa vặn. Thật là hạnh phúc! Giờ đây nó có thể toàn vẹn, không thiếu chút gì. Nó lắp lại cái mẩu đã mất và bắt đầu lăn. Bây giờ đã là một cái vòng thật hoàn hảo và nó có thể lăn rất nhanh, quá nhanh nên không thể lưu ý tới những bông hoa và nói chuyện cùng lũ sâu. Và khi chiếc vòng nhận ra thế giới đổi khác như thế nào khi lăn nhanh quá, nó dừng lại, vứt mảnh vỡ vừa tìm được lại bên đường và tiếp tục lăn đi chậm rãi.
----------------
Lời bình:
Câu chuyện mang lại một bài học khá kỳ lạ: chúng ta càng trở nên toàn vẹn hơn khi mất đi hay bỏ lỡ một cái gì đó. Trên một phương diện nào đó, một người có tất cả mọi thứ là một người đáng thương. Anh ta sẽ không bao giờ có được niềm thích thú để khát khao, để hy vọng và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những mơ ước về một điều tốt đẹp hơn. Anh ta cũng sẽ không bao giờ có được cái cảm giác được một ai đó yêu thương, cho anh ta những cái anh ta luôn luôn muốn mà không bao giờ có. Một con người sống toàn vẹn là người biết rằng để vượt qua những thảm kịch và tồn tại, là người có thể thất bại mà vẫn cảm thấy bình an, mình đã thoát ra khỏi điều tồi tệ nhất mà vẫn nguyên vẹn.

Cuộc sống thật sự giống như một mùa bóng, ở đó ngay cả đội bóng giỏi nhất cũng có thể thua 1/3 số trận nó tham dự và ngay cả đội bóng tệ hại nhất cũng có những giờ phút huy hoàng. Mục tiêu của chúng ta là có nhiều trận thắng hơn thất bại. Hãy tin tưởng rằng cái mà cuộc sống đòi hỏi ở chúng ta không phải là "hãy hoàn hảo", không phải là "đừng bao giờ mắc sai lầm" mà là "hãy toàn vẹn".

Tôi mong bạn có đủ hạnh phúc để trở nên ngọt ngào, có đủ thử thách để trở lên vững mạnh, có đủ nỗi buồn để giữ bạn là con người, có đủ niềm tin để bạn vui vẻ và có đủ tình yêu để dâng hiến cho đời.

Chuyện về những hạt muối

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn.
Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
(sưu tầm)

Cuộc sống luôn có 2 đáp án

Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trong mỗi vấn đề của cuộc sống Thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau, ví dụ: đối với những học sinh xuất sắc Thầy nói rằng: “học kỳ này em thi đạt thành tích nhất lớp cũng không có gì tự hào lắm, vì học kỳ sau em chưa hẳn đạt được như vậy.

Nhưng nếu học kỳ sau em lại đứng nhất cũng không có gì hảnh diện, vì thi vào đại học em chưa chắc đỗ thủ khoa nhưng nếu đạt thủ khoa cũng không có gì xuất sắc lắm, bởi vì sau này ra làm việc tham gia công tác ngoài xã hội không nhất định em sẽ luôn đứng nhất”. Và đối với những học sinh yếu kém khác thì thầy có cách nói ngược lại “Nếu học kỳ này em thi không đạt kết quả tốt cũng không có gì quá lo ngại vì còn có học kỳ sau, nhưng nếu học kỳ sau lại không tốt cũng đừng quá buồn lo vì thi vào đại học em không hẳn lại như thế và nếu có thi hỏng đại học cũng không có gì đáng xấu hổ bởi còn có các trường đại học của xã hội (trường đời), thành tài không chỉ có ở con đường thi cử”.

Thầy giáo còn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ngụ ngôn về kiến và dế: “mùa thu đến đàn kiến vất vã từ sáng đến tối lo kiếm thức ăn chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, mà dế thì ngược lại ẩn trong đám cỏ xanh tươi cất tiếng hát vang. Mùa đông đến gần kiến có thể ở trong hang ấm áp từ từ thưởng thức những món ăn ngon do mình kiếm được còn dế thì nằm chết dần ngoài hang và mạng sống của chúng chỉ trong vòng 3 tháng.

Thầy cũng từng nói với học sinh chúng tôi: “các em nên học theo cách sống của kiến hay của dế? Chúng tôi đồng thanh trả lời: “kiến” Thầy vui vẻ gật đầu nói: “ đúng! Chúng ta nên học tập từ kiến, cần cù làm việc tự mình tạo hạnh phúc cho mình bằng chính đôi tay của mình, bất luận thế nào cũng không nên học theo cách sống của dế chỉ biết vui chơi mà không lo cho cuộc sống tương lai”. Nhưng không lâu sau đó có một học sinh bị bệnh căn bệnh ung thư nặng không còn trị được, lúc đó Thầy đến bệnh viện thăm cô ta và kể lại câu chuyện ngụ ngôn lúc trước, khi kể gần xong, cô học sinh liền nói: “Thưa thầy, em cũng nghĩ sẽ làm như kiến vậy” không ngờ Thầy nói: “không , em nên làm như dế, tuy rằng cuộc sống của chúng có ngắn ngửi nhưng nó biết đem lời ca tiếng hát hay đẹp để lại cho đời, biết cống hiến và góp niềm vui cho nhân loại. Còn kiến tuy cả ngày vất vã công việc nhưng chúng chỉ lo cho cái ăn của chúng mà thôi”. Nghe xong, Cô học sinh mỉm cười vui vẻ làm nhiều việc tốt trong những ngày còn lại và đi đến điểm cuối cùng của cuộc sống mà không âu sầu bi thương.

Lời bình:
Câu chuyện trên là một bài học rất hay cho chúng ta, bình thường thầy giáo nói có hai đáp án khác nhau, hoàn toàn tương phản nhưng đó là một phương thức của giáo dục. Bởi vì học sinh luôn không giống nhau về nhiều mặt nên thầy giáo phải biết cách giáo dục theo khả năng tính cách của đối tượng, đó là điểm thành công của giáo dục cũng là cách làm cho cuộc sống trở nên hài hòa. Đồng thời qua câu chuyện này cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ cuộc đời mỗi một giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau vì thế chúng ta nên tùy cơ ứng biến cho cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp và hoàn hảo hơn. Chúng ta không nên cố chấp một phương án hay một quan niệm hay suy nghĩ nào đó mà cho là vĩnh cửu và đúng với mọi lúc mọi nơi. Chúng ta nên biết cuộc sống có muôn hình vạn trạng vì thế chúng ta cũng phải linh động mà thay đổi cánh nhìn cách sống cho phù hợp theo chiều hướng tốt đẹp.

Tư duy khác biệt

Một cậu bé khiếm thị đang ngồi trên bậc thang cạnh vỉa hè, kế bên là một chiếc nón. Cậu để một tấm biển gần đó với dòng chữ ”Em bị mù, xin hãy giúp đỡ em”. Chỉ có một ít người qua đường cho tiền cậu.
Một người đàn ông đi qua, lấy một ít tiền trong túi để cho cậu. Rồi ông ấy cầm tấm biển lên, quay ngược nó, viết lại dòng chữ. Ông đặt tấm biển để mọi người có thể thấy được dòng chữ mới. Không lâu sau, nón của cậu bé đã đầy tiền. Rất nhiều người qua đường đã bố thí cho cậu bé khiếm thị.

Chiều hôm ấy ông ta quay lại xem tấm biển mới có giúp được gì cho cậu bé không. Cậu bé nhận ra bước chân ông ta và hỏi ”
Chú có phải là người đã viết lại tấm biển cho cháu hồi sáng không? Chú đã viết gì thế?

Người đàn ông trả lời "Chú chỉ viết đúng sự thật, như những gì cháu nói, nhưng theo một cách khác”. Chú viết ”
Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng cháu không thể nhìn thấy điều đó”. Cả hai tấm biển đều cho mọi người biết cậu bé bị khiếm thị. Tấm biển thứ nhất đơn thuần chỉ nói rằng cậu bé bị khiếm thị. Tấm thứ hai nói với mọi người rằng họ thật may mắn khi không bị khiếm thị như cậu bé. Liệu chúng ta có ngạc nhiên khi tấm biển thứ hai đã hiệu quả hơn rất nhiều không?

Bài học rút ra từ câu chuyện
: Hãy cảm ơn cuộc sống vì những gì bạn đang có. Hãy không ngừng sáng tạo và tư duy khác biệt, tích cực. Khi cuộc sống mang đến cho bạn 100 lý do để khóc, thì hãy cho cuộc sống thấy bạn có 1000 lý do để cười. Đừng hối tiếc về quá khứ. Hãy đối diện với hiện tại thật tự tin, và chuẩn bị hành trang cho tương lai không sợ hãi. Luôn vững tin và đừng sợ hãi.

Điều tốt đẹp nhất là khi thấy được nụ cười của một ai đó. Và điều đẹp đẽ hơn, là biết được rằng bạn chính là người đằng sau nụ cười đó!!!
(sưu tầm)

Giấc mơ

Có hai anh em sống trên tầng 80 của một chung cư cao ngất. Một ngày kia về nhà sau giờ làm việc, họ choáng váng khi nhận ra thang máy của chung cư bị hư; họ buộc phải leo bộ lên căn hộ của mình.

Sau khi vất vả lên đến tầng 20, thở hổn hển và mệt mỏi, họ quyết định để những túi xách của mình lại đó và sẽ quay lại lấy vào ngày hôm sau...

Khi lên đến tầng 40, người em bắt đầu lầm bầm và sau đó cả hai cãi nhau. Họ vừa tiếp tục những bước chân nặng nề của mình, vừa cãi nhau cho đến tầng 60. Bỗng họ nhận ra rằng mình chỉ còn 20 tầng nữa thôi. Họ quyết định ngừng cãi nhau và tiếp tục leo lên trong sự bình an. Họ yên lặng leo lên và cuối cùng cũng đến được căn hộ của mình. Đến nơi họ mới phát hiện đã để chìa khóa nhà trong những túi xách đã để lại ở tầng 20.
------------
Lời bình:
Câu chuyện này cũng tựa như cuộc đời chúng ta … Nhiều người trong chúng ta sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô và bạn bè khi còn bé. Chúng ta hiếm khi thực hiện những gì mình thật sự muốn, luôn ở dưới rất nhiều áp lực và sự căng thẳng đến nỗi đến năm 20 tuổi, chúng ta mệt mỏi và quyết định vứt bỏ gánh nặng này đi.

Chúng ta sống một cách năng nổ và có những ước mơ lớn. Nhưng khi đến 40 tuổi, chúng ta bắt đầu đánh mất tầm nhìn và những giấc mơ của mình, cảm thấy không thỏa mãn và bắt đầu phàn nàn, chỉ trích. Đến tuổi 60, chúng ta nhận ra mình không còn nhiều thời giờ nữa để phàn nàn và chúng ta bước đi trong sự bình an, thanh thản. Chúng ta nghĩ không còn điều gì làm mình thất vọng nữa. Và rồi chợt nhận ra rằng không thể nào ngơi nghỉ trong sự bình an vì chúng ta còn những giấc mơ chưa thực hiện được - những giấc mơ mà chúng ta vứt bỏ cách đây 60 năm.
Vậy ước mơ của bạn là gì? Hãy đi theo những ước mơ của mình để không phải sống trong sự tiếc nuối.
Hãy mơ những gì bạn muốn mơ, tới đâu bạn muốn tới, trở thành những gì bạn muốn, bởi bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn muốn.

Bài học từ cục tẩy

Tôi không phải là họa sĩ, chưa bao giờ muốn trở thành họa sĩ. Mẹ tôi càng mong chờ bao nhiêu vào những ngón tay thiên tài của tôi, tôi lại càng thiết tha muốn khác.

Tôi luôn có thể tô màu cho những đường viền trong, có thể rải các mảng keo dán lấp lánh lên tờ giấy vẽ và tô điểm bằng những sợi mỳ nguyên.

Nhưng đó không phải là nghệ thuật, ngay từ khi tôi còn đi mẫu giáo.

Nghệ thuật đòi hỏi phải có một quà tặng đặc biệt, đó là năng khiếu, là các kỹ năng. Tôi không sở hữu bất kỳ yếu tố nào trong đó. Tôi cũng không đủ giỏi để tạo cho mình một năng khiếu hay những kỹ năng hội họa. Không thể coi khả năng cắt các đường thẳng và vẽ theo trình tự là một năng khiếu. Tôi cũng không bao giờ có thể phác họa một bức chân dung tĩnh về cuộc sống, vẽ nên những mảng màu trừu tượng đầy lôi cuốn hay sử dụng màu nước một cách nghệ thuật.

Tôi nghĩ rằng từ bỏ không bao giờ là lựa chọn của một người cầu toàn. Cho dù ý tưởng trong đầu tôi rõ ràng đến mấy, nó cũng không thể hiện trên giấy theo cái cách tôi mong muốn. Khi ấy, tay tôi không chịu nghe theo những gì trí não tôi chỉ định. Một nét vẽ có vẻ quá "dày", một đường thẳng vẫn còn cong... Chúng không bao giờ có thể hoàn hảo như tôi mong đợi.

Tôi vẫn còn nhớ bài tập vẽ hồi lớp 8. Tôi phải diễn tả hình ảnh một đoàn tàu có vẻ đang chìm lướt đi trong khoảng không và vẽ lại trên khổ giấy gấp đôi so với hình gốc. Đó là một bài tập về nghệ thuật. Hoàn toàn không phải là năng khiếu của tôi.

Từ lúc bắt đầu những nét vẽ đầu tiên cho đến khi hoàn thành bài tập, tôi đã hai lần xóa đi tất cả. Từng dòng một được xóa đi cho đến khi tôi cảm thấy hài lòng vì những điều muốn thể hiện.

Cục tẩy là người bạn tuyệt vời nhất của một người luôn khát khao sự hoàn hảo. Vẽ một đường sai? Quên không đổ bóng? Bạn không hề lo lắng vì đã có cục tẩy trong tay - phương tiện để cứu vãn những sai lầm và sửa chữa tất cả. Nó có thể làm biến mất những phần bạn không thích, những phần thiếu hoàn hảo trên giấy. Những cục tẩy cho phép bạn phạm sai lầm mà không cần để ý đến hậu quả. Chúng giúp bạn quên đi những gì đã xóa và tiếp tục một khởi đầu mới mẻ.

Đã bao giờ bạn nghĩ về cục tẩy cho cuộc sống của chính mình?

Bạn có thể "xóa" đi người bạn trai đã khiến trái tim bạn tan vỡ. Bạn có thể quên những lời thì thầm anh ấy nói bên vành tai bạn khi đang ôm bạn nồng nàn, quên đi cái cách anh ấy cười vang khi bạn nói đôi điều hài hước và ngây ngô. Bạn có thể xóa đi mọi kỷ niệm về những phút giây bạn đã chia sẻ cùng anh ấy. Và cuối cùng bạn chỉ còn lại một mình với những trang giấy trắng lộn xộn những "nếu như, giá mà..."

Nhớ lại bài tập vẽ lớp 8 của tôi. Nó đã không hoàn hảo ngay chính lúc tôi nộp cho cô giáo. Nó có thể tốt hơn nhiều nếu tôi không phải là một người cầu toàn đến vậy, mong muốn sự hoàn hảo đến vậy cho từng nét vẽ. Bởi lẽ, vài thứ tôi đã xóa đi còn tốt hơn những gì được sửa lại.

Đã quá muộn khi tôi nhận ra giá trị của những gì mình đã xóa.

Nếu bạn xóa đi những gì bạn cho là không hoàn hảo trong cuộc sống, bạn sẽ không bao giờ có thể học hỏi được gì. Bạn có thể không bao giờ nghĩ lại những lời đã khiến bạn hối tiếc, có thể nói lại một lần nữa và lặp lại thêm một lần những điều bạn từng ước sẽ không bao giờ làm.

Cuộc đời tôi không hề hoàn hảo. Tôi cũng không bao giờ muốn nó phải hoàn hảo. Nhưng tôi không muốn một cục tẩy cho riêng mình. Dù tốt hay xấu, tôi sẽ cố gắng không hối tiếc về những gì mình đã lựa chọn. Bởi lẽ chúng giúp tôi nhận ra tôi là ai và tôi là người khác biệt với những người khác. Tôi không muốn quên đi những gì tôi đã xóa.

Không xóa đi tất cả những gì chưa hoàn hảo trong cuộc sống, tôi đã học được cách đối mặt với mọi vấn đề của mình.
(sưu tầm)

Hạt giống cho đời

Có một người nông dân trồng ngô ở thôn quê, vụ mùa nào cũng bội thu. Năm nào cũng vậy, ông đem sản phẩm của mình tham dự hội chợ hàng nông sản toàn quốc và đều giành được giải thưởng cao.
Năm nọ, phóng viên của một tờ báo quyết định tìm gặp người nông dân thành đạt ấy để tìm hiểu xem bí quyết nào đã giúp ông thành công như vậy. Rất dễ dàng, phóng viên biết được thông tin rằng, người nông dân này đã chia sẻ hạt giống tốt với những người láng giềng của ông.
“Tại sao ông lại chia sẻ những hạt giống tốt nhất của mình với những người láng giềng, trong khi năm nào giữa họ và ông cũng đều có sự cạnh trang thành quả thu hoạch sau vụ mùa với nhau?” - Phóng viên ngạc nhiên hỏi.
“Vì sao ư? - Người nông dân bình thản đáp - Chẳng lẽ nhà báo không biết rằng, cứ mỗi lần gió thổi qua cánh đồng này, phấn hoa sẽ bị cuốn theo chiều gió, rải khắp từ cánh đồng ngô này sang cánh đồng ngô khác. Nếu những người láng giềng của tôi trồng những giống ngô kém phẩm chất, thì sự giao phấn trên cách đồng ngô của tôi lập tức sẽ đem lại cho tôi những bắp ngô kém chất lượng. Do đó, nếu tôi muốn trồng một giống ngô tốt để thu hoạch tốt, thì trước hết, tôi phải giúp láng giềng của tôi có những hạt giống tốt”.
Người nông dân ấy đã nhận thức rất sâu sắc về những mối liên hệ trong cuộc đời này. Ông không thể thu hoạch được những bắp ngô tốt, trừ khi những người láng giềng của ông cũng thu hoạch những bắp ngô tốt.
Vì vậy, khi nhìn vấn đề này ở những góc độ khác, chúng ta có thể thấy rằng: nếu chúng ta muốn được sống bình yên, hạnh phúc thì trước hết chúng ta phải biết giúp đỡ những người chung quanh chúng ta cùng được sống bình yên, hạnh phúc. Giá trị cuộc sống của chúng ta được đo bằng cuộc sống của những người mà chúng ta có mối liên hệ. Bất cứ một ai muốn đi tìm hạnh phúc riêng mình, thì trước hết, người đó phải đi tìm hạnh phúc cho cả tập thể; trong đó, điều quan trọng nhất là lợi ích của người đó không được mâu thuẫn với lợi ích của cả tập thể.
(sưu tầm)

Cội rễ của sự trưởng thành

Hồi còn nhỏ, tôi có một người hàng xóm mà mọi người gọi là bác sĩ Gibbs. Ông không giống như bất kỳ bác sĩ nào tôi từng biết. Ông rất giản dị và hiền từ, nhất là đối với bọn nhóc nghịch ngợm chúng tôi.

Ngoài giờ làm công việc cứu người, bác sĩ Gibbs thường trồng cây. Ông muốn biến mảnh đất rộng 10 mẫu tây của mình thành một khu rừng mà! Vị bác sĩ hiền lành ấy có những lý thuyết trồng cây rất thú vị, ngược hẳn với nguyên tác mà mọi người cho là hiển nhiên. Không bao giờ ông tưới nước cho những cây mới sinh trưởng – ông giải thích với tôi rằng tưới nước sẽ làm chúng sinh ra hư hỏng, và thế hệ cây kế tiếp sẽ ngày một yếu đi. Vì thế, cần phải tập cho chúng đối mặt với khắc nghiệt. Cây nào không chịu nổi sẽ bị nhổ bỏ ngay từ đầu.

Rồi ông hướng dẫn cho tôi cách tưới nước cho những cây rễ mọc trên cạn, để chúng khô hạn thì sẽ phải tự bén rễ sâu mà tìm nguồn nước. Thảo nào, chẳng bao giờ tôi thấy ông tưới cây cả. Ông trồng một cây sồi, mỗi sáng thay vì tưới nước, ông lấy tờ báo cuộn tròn lại và đập vào nó: Bốp! Bốp! Bốp! Tôi hỏi ông sao lại làm vậy thì ông trả lời: để làm nó chú ý.

Bác sĩ Gibbs từ giã cõi đời hai năm sau khi tôi xa gia đình. Giờ đây, về nhìn lại những hàng cây nhà ông, tôi lại như mường tượng ra dáng ông đang trồng cây 25 năm về trước. Những thân cây ngày ấy nay đã lớn mạnh và tràn trề sức sống. Như những thanh niên cường tráng, mỗi sáng chúng thức dậy, tự hào ưỡn ngực và sẵn sàng đón nhận những gian nan, thử thách.

Vài năm sau tôi cũng tự trồng lấy hai cây xanh. Mùa hè cháy nắng tôi tưới nước, mùa đông giá rét tôi bơm thuốc và cầu nguyện cho chúng. Chúng cao gần chín mét sau hai năm, nhưng lại là những thân cây luôn dựa dẫm vào bàn tay người chăm bẵm. Chỉ cần một ngọn gió lạnh lướt qua, chúng đã run rẩy và đánh cành lập cập – trông chẳng khác gì những kẻ yếu đuối!

Chẳng bù với rừng cây của bác sĩ Gibbs. Xem ra nghịch cảnh và sự thiếu thốn dường như lại hữu ích cho chúng hơn sự đầy đủ.

Hằng đêm trước khi đi ngủ, tôi thường ghé phòng ba đứa con gái và ngắm nhìn chúng ngủ ngon lành. Nhìn thân thể nhỏ bé đang phập phồng nhịp thở của cuộc sống, tôi luôn cầu nguyện cho chúng có một cuộc sống dễ chịu.

Nhưng gần đây, tôi chợt nghĩ đã đến lúc cần phải thay đổi lời nguyện cầu ấy. Tôi nguyện cầu cho chúng mạnh mẽ hơn, để chịu được giông gió không thể tránh trong cuộc đời. Có ngây thơ mới mong chúng thoát khỏi gian khổ - bởi lẽ nghịch cảnh, khó khăn luôn là điều hiện hữu tất yếu. Và dù muốn hay không, cuộc đời chẳng bao giờ bằng phẳng cả. Tôi cầu mong cho “gốc rễ” của con mình sẽ bén thật sâu, để chúng có thể hút được sức mạnh từ những suối nguồn tiềm ẩn trong cuộc sống vĩnh hằng.

Thật sự nhìn lại, tôi đã cầu xin sự an lành quá nhiều rồi, nhưng rất hiếm khi những ước muốn ấy được thỏa nguyện. Điều chúng ra cần là cầu sao cho mình rèn luyện được một cơ thể cường tráng và ý chí cứng cỏi, bền vững, để khi nắng cháy hay mưa dông, bão tố, chúng ta sẽ không bao giờ bị gục ngã.
 
(sưu tầm)

10 bí mật của người hạnh phúc

1. Để đầu óc thảnh thơi khi có thể: Lúc nào có thể để đầu óc thảnh thơi, bạn hãy làm ngay, đừng đợi đến khi hết công việc mới nghỉ ngơi. Chẳng hạn, trong lúc công việc căng thẳng, 10 phút cho một tách cà phê sẽ khiến bạn thoải mái hơn. Đây là một trong những điều đơn giản làm cho cuộc sống của bạn bớt căng thẳng và tươi vui hơn.

2. Luôn tỏ ra thân thiện với mọi người: Luôn giữ ánh nhìn tươi tắn và gương mặt rạng rỡ là cách để người khác thấy bạn là người yêu đời.

3. Sống cho ngày hôm nay: Nỗi buồn ngày hôm qua chỉ là “chuyện nhỏ” so với những điều tốt đẹp đang đón chờ bạn ở ngày mai. Bạn hãy luôn sống với hiện tại để hướng đến một tương lai mới.

4. Thích làm điều bất ngờ thú vị: Bạn có thể đem đến những niềm vui nho nhỏ cho người khác. Chẳng hạn, khi một đồng nghiệp báo tin cô ấy có thai, ngay lập tức sau giờ ăn trưa, trên bàn cô ấy đã có một bó hoa tươi do bạn tặng.

5. Tình yêu: Luôn sống trong tình yêu nghĩa là bạn đang tràn ngập niềm vui. Với những ai chưa lập gia đình, tay trong tay dạo phố với người mình yêu là hạnh phúc. Với người đã yên bề gia thất, chăn gối hoà hợp mang lại cảm xúc đẹp và năng lượng để sống vui.

6. Luôn có lý do để cười: Nếu bạn nhìn đời dưới lăng kính hài hước, bạn sẽ thấy mọi chuyện thật nhẹ nhàng. Bạn có thể rèn luyện khả năng này bằng cách đọc nhiều truyện cười, nghe người có óc hài hước nói chuyện.

7. Quan tâm đến người khác: Bạn sẵn sàng để chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với ai đó, đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để hiểu họ hơn.

8. Yêu những thành công nho nhỏ: Giả sử, bạn đang được giao một nhiệm vụ lớn lao. Bạn đừng vò đầu bứt tai mà nên chia công việc lớn ấy thành những việc nhỏ và “thanh toán” từng phần một. Thành công từ những phần nhỏ sẽ giúp bạn phấn khích để hoàn thành nhiệm vụ lớn.

9. Chấp nhận sự thật phù hợp với hiện tại: Bạn rất thích chiếc túi xách hiệu Gucci. Bạn dành dụm mãi đủ tiền để mua nó. Nhưng khi bạn đến cửa hàng, có một người đã mua chiếc túi ấy mất rồi. Bạn hãy tìm chiếc túi khác rẻ hơn mà cũng đẹp không kém. Hãy biết chấp nhận sự thật để thấy mình luôn cân bằng.

10. Những con lật đật đáng yêu: Giả sử bạn bị anh ấy bỏ rơi. Bạn cứ buồn nhưng sau đó vui vẻ tìm một đối tượng mới, như con lật đật, ngã rồi tiếp tục đứng lên. Nếu có cái nhìn lạc quan, đầy ý chí trong các sự việc, bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc đơn giản nhưng bền lâu.
(sưu tầm)

Luôn có đủ can đảm cho một nụ cười

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi nhìn thấy một phụ nữ sinh nở và bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi chính người phụ nữ ấy, phút trước còn như ở dưới mười tầng địa ngục, bỗng như đã quên tất cả, đón vào vòng tay mình sinh linh bé nhỏ thân thương,và nở nụ cười của hạnh phúc thiên đàng, sẵn sàng cho cuộc sống làm mẹ đầy gian nan nhưng cũng rất ngọt ngào sắp tới.

Có thể bạn đã từng cãi nhau với một đứa bạn thân. Hai phía đều tổn thương, đã có rất nhiều nước mắt, đã có vô số hờn giận. Bạn tự nhủ rằng từ nay, coi như đã mất đi đứa bạn mà tưởng như sẽ có trọn đời. Vậy mà, chỉ một tuần sau, bạn bỗng thấy nhớ nụ cười của nó ghê gớm. Và khi nhìn thấy nó đang liếc nhìn mình, e dè, dò xét, bạn lấy hết can đảm nở một nụ cười cầu hoà. Và thật bất ngờ đến sững sờ khi lao tới đón nhận nụ cười của bạn là một nụ cười ngỡ ngàng sung sướng của nó. Và những hờn giận bỗng bốc hơi như sương trong một ngày nắng đẹp, chỉ sau có hai nụ cười.


Có thể bạn chưa biết rằng, trong những ngày tăm tối nhất của chiến tranh, có những người lính đã hạ nòng súng khi thấy người lính đối phương đang trong tầm ngắm của mình bỗng mỉm cười khi đọc lá thư nhà. Nụ cười đã khiến con người gặp con người, làm nguôi ngoai đi những điều tưởng như chẳng thể nguôi ngoai, làm vơi đi định kiến và thù hận.


Có những ngày của thất bại và buồn nản. Tưởng như xung quanh bạn chẳng còn chút gì hy vọng, tương lai là một khối mù mịt không ánh sáng. Bạn trông thấy chú mèo con đang đùa nghịch với bóng nắng, nhẩy cẫng lên với một cái đuôi xù. Bạn bỗng thấy mình mỉm cười. Và sau nụ cười đó, mọi thứ như sống lại. Những chuyện khủng khiếp bỗng không còn quá khủng khiếp, bạn cảm thấy mình hoàn toàn có thể tiếp tục sống và bước tới.


Nụ cười có thể làm niềm vui sống thức giấc và vươn vai trong bạn. Như tia nắng đầu tiên sau đợt mưa dài báo hiệu những ngày sáng sủa. Như tiếng gà gáy lúc vẫn còn đêm báo hiệu trời sắp hừng đông. Như cơn mưa đầu tiên báo hiệu đã qua thời hạn hán. Một điềm lành do chính bạn tạo nên trên môi mình. Nói rằng bạn đã bỏ lại quá khứ không thể thay đổi lại phía sau để sẵn sàng sống cho những điều sắp đến. Nụ cười báo hiệu bạn đã ra khỏi trạng thái tê liệt, thụ động trước số phận, đang quay lại với cuộc sống, chủ động nắm lấy cuộc sống của mình.


Dù biết rằng, cười trong những khoảnh khắc khó khăn là điều không hề dễ. Nhưng hãy biết rằng trong mỗi chúng ta luôn có đủ dũng cảm cho một nụ cười, để rồi ngay từ khoảnh khắc ấy, ta quay lại là chính mình, can đảm và bước tới...

(sưu tầm)

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Thằng Ăn Cắp

Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.

Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.

Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.

Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ. Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”

Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:
- Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.

Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:
- Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!

Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.
Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.
Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:
- Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!
Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.
Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:
- Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?
Cụ già ngạc nhiên:
- Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?
- Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!
Cụ già vẫn bình thản:
- Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?
Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.
Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”
Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:
- Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?
- Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.
- Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?
Người thương gia trả lời:
- Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.
Người nông phu nói:
- Thế thì không phải túi đồ của bác.
- Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.
Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:
- Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.
Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:
- Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.
Người nông dân ngạc nhiên:
- Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?
- Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.

- Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.

Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác nông dân vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:
- Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.
Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:
- Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?
- Hắn định ăn cắp cái tâm công chínhchân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!

Những người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị… thảy đều là những thằng ăn cắp…

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Chuyến xe lửa cuộc đời

Cuộc đời giống như một chuyến đi xe lửa,
Người lên người xuống,
Có những tai nạn ở những trạm này,
Có những chuyện ngạc nhiên thích thú…..

Khi ta chào đời,
Ta lên xe lửa,
Ta gặp những con người,
Ta tưởng rằng họ sẽ ở lại với ta suốt chuyến đi
Đó là cha mẹ ta.
  
Thật không may, sự thật lại khác hẳn,
Các ngài đã xuống một ga nọ, bỏ mặc chúng ta thiếu tình yêu thương và sự trìu mến, thiếu tình âu yếm, và sự gần gũi của các ngài.
  
Dù sao lại có những người khác lên tàu,
Họ sẽ trở nên rất quan trọng đối với chúng ta:
Đó là anh chị em,
Các bạn bè và những con người tuyệt vời mà ta yêu thương.

Có những người xem cuộc hành trình như một buổi dạo chơi,
Có những người lại chỉ thấy buồn trong suốt chuyến đi,
Có những con người luôn luôn hiện diện và sẵn sàng giúp đỡ những ai cần,
Có những người, khi xuống tàu đã để lại một nỗi nhung nhớ triền miên…

Có những người vừa lên đã xuống ngay,
Chúng ta chỉ vừa kịp thấy họ, vừa kịp nhớ tên họ thôi….

Chúng ta ngỡ ngàng vì một vài hành khách mà chúng ta yêu mến,

Lại ngồi trong một toa khác,
Bỏ mặc chúng ta hành trình đơn độc.

Dĩ nhiên, không ai có thể cấm cản chúng ta đi tìm họ khắp nơi trên xe lửa.

Đôi khi,
Thật không may,
Chúng ta không thể ngồi cạnh họ bởi vì chỗ đó đã có người khác.
Không can chi…..
Hành trình là như thế:
Đầy thách đố, lắm giấc mơ,
Hy vọng, những lần từ biệt,…
Mà không bao giờ trở lại.
  
Hãy cố gắng thực hiện chuyến đi cho tốt nhất.
Hãy cố gắng hiểu những người ngồi bên mình và tìm ra điều tốt nhất nơi mỗi người.
Hãy nhớ rằng vòa mỗi khoảnh khắc của chuyến đi một bạn đồng hành nào đó có thể chao đảo và cần được chúng ta thông cảm,

Chúng ta cũng thế,
Chúng ta có thể chao đảo và sẽ luôn có ai đó có thể hiểu chúng ta.
Màu nhiệm lớn lao của cuộc hành trình là chúng ta không biết được khi nào ta sẽ xuống tàu mãi mãi.
Chúng ta cũng chẳng biết được khi nào các bạn đồng hành chúng ta cũng xuống tàu như vậy. Ngay cả người ngồi ngay bên cạnh chúng ta cũng thế.

Tôi nghĩ là tôi sẽ rất buồn khi rời con tàu,….
Tôi chắc chắn đó!
Chia tay với tất cả các bạn bè đã gặp trên chuyến tàu sẽ đớn đau đấy, để lại những người thân yêu trong cô đơn thì thật là buồn.

Nhưng tôi chắc chắn rằng một ngày nào đó, tôi sẽ đến ga trung tâm và lại được nhìn thấy họ đi đến tất cả với một hành trang họ không hề có khi bước lên tàu.
Ngược lại, tôi sẽ sung sướng vì được góp phần làm cho hành trang của họ tăng thêm và phong phú hơn.

Các bạn thân mến,
Tất cả chúng ta hãy ra sức thực hiện một hành trình tốt nhất và cố gắng để lại một kỷ niệm đẹp về chúng ta vào lúc xuống tàu nhé!
Những ai cùng đi một chuyến xe lửa với tôi


Xin cầu chúc
Thượng Lộ Bình An!

Rơi xuống giếng

Ngày kia, con lừa của một nông dân bị rơi xuống giếng. Con vật kêu la thảm thiết hàng giờ và người nông dân không biết phải làm gì.Cuối cùng, vì con lừa cũng đã già yếu và dù sao cái giếng cũng phải phá đi, nên ông thấy việc cứu con vật cũng không đem lại ích lợi gì nhiều.
Ông mời tất cả hàng xóm đến và nhờ mỗi người giúp một tay. Họ cầm xẻng lên và bắt đầu lấp miệng giếng.
Mới đầu, chú lừa ý thức điều gì đang xảy ra và kêu la dữ dội. Sau đó, trước sự ngạc nhiên của mọi người, con vật im bặt. Sau khi đổ thêm vài xẻng đất, người nông dân nhìn xuống đáy giếng và sửng sốt vì điều đang chứng kiến.
Cứ sau mỗi xẻng đất đổ lên người nó,
chú lừa làm một cử chỉ thật đáng kinh ngạc.
Nó lắc mạnh người cho đất rơi xuống rồi trèo lên đó. Trong khi những người hàng xóm tiếp tục đổ đất lên con vật, nó cứ lắc mạnh người và trèo lên. Chẳng bao lâu, mọi người kinh ngạc khi thấy chú lừa trèo ra khỏi giếng và cất bước chạy!
 -----------------------------
Lời bình:
Đời sẽ đổ lên người bạn mọi thứ rác bẩn để cố nhận chìm bạn.

Bí quyết để thoát khỏi hố là rũ sạch rác để ngoi lên.
Mỗi khó khăn gặp phải là một viên đá giúp ta tiến lên.
Nếu cố gắng không ngừng ta có thể thoát ra khỏi những giếng sâu nhất…
Đừng bao giờ bỏ cuộc bạn nhé!
Hãy rũ mình và lao lên !
Hãy luôn tâm niệm năm nguyên tắc đơn giản sau đây.
Xin chớ quên, nhất là trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời.
Muốn được hạnh phúc:
1. Hãy giải thoát con tim khỏi hận thù.
2. Hãy giải thoát đầu óc khỏi lo âu.
3. Hãy sống đơn giản
4. Cho đi nhiều hơn.
5. Mong đợi ít hơn.