Giới thiệu về blog

Đây là blog của gia đình Văn Tác và Mai Trâm, được thiết lập nhằm mục đích lưu lại những kỷ niệm đẹp trong đời sống của gia đình bé nhỏ Văn-Mai. Ngoài những hình ảnh và video, blog còn chứa đựng của hồi môn dành riêng cho 3 cô công chúa nhỏ: Mẫn Châu - Hải Ngân và Ái Thi. Của hồi môn này là tập hợp những bài viết hay, có tính nhân văn cao mà Văn Tác đã sưu tầm trong suốt cuộc đời của mình.....

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Những ngộ nhận về nước đá

Thực tế, nước lạnh không làm hết khát mà còn gây đủ thứ bệnh.

 

Thời tiết nóng nực chẳng có gì hạ nhiệt nhanh bằng được uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước pha đá. Thực tế, nước lạnh không làm hết khát mà còn gây đủ thứ bệnh.

Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh. Thực tế, đã có nhiều người tử vong khi tắm nước lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.

Với nước đá, nếu uống thường xuyên sẽ gây suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi dom, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hỏng răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề, mệt mỏi, sợ lạnh, mụn nhọt, bệnh đường ruột...

Đông y từ xưa đã nói "Thận ố hàn" (thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà phổi và tỳ, vị cũng sợ lạnh. Khi uống nhiều nước đá, chúng ta để lạnh tấn công liên tục, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh nên càng lúc càng suy yếu và sinh bệnh.

Những ngộ nhận về nước đá

Uống nước đá thường xuyên sẽ gây ra nhiều bệnh.

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác "đã khát" nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều. Thứ nhất, là hỏng men răng, thậm chí còn có thể làm nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột). Uống nước đá không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà khi gặp lạnh, phần thủy lưu thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột có thể tăng nhanh, kể cả dẫn đến co rúm ruột mà gây ra đau bụng, tiêu chảy.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Du lịch DakLak 30/4/2012


Sân nhà thờ Chánh Tòa BMT, 30/4/2012
  


 
Đêm 30/4/2012, tại buôn Ma Rin, 3 cha con cùng NLYT tìm hiểu về văn hóa Cồng-Chiêng của dân tộc Ê-Đê
Ôi men rượi cần say men, say men... có ngọn lửa nào đang lên....chơi vơi....


Tại sao bút chì có tẩy?


Có người hỏi: Tại sao bút chì có tẩy?
Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi sao:
Để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc
để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó!
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình?
Để xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân mình!
Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời của chúng ta bị nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!
Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, bất cứ ai cũng gây ra những lỗi lầm khắc sâu trong lòng người khác!
Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết thương đó!
Có người để nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng
để viết lên những bài viết cuộc đời tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn!
Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta là người quyết định sẽ viết trang giấy đó như thế nào! Khi một đứa bé mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì!
Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất đị̣nh sẽ có lúc viết những nét nguệch ngoặc, viết sai từ này từ khác! Và sau đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình!
Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách hoàn chỉnh!
Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng, dẫn đến những hậu quả tác hại khôn lường, có lúc vì chủ quan mà chúng ta mắc phải sai lầm không thể sửa chữa được nữa!
Vậy thì làm thế nào đây?
Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người khác ư? Liệu làm như vậy có giúp giải quyết được gì không?
Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy xóa đi những sai lầm đã mắc phải và làm lại từ đầu với những bước đi thận trọng hơn, khôn ngoan hơn!
Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lầm vấp ngã hay mắc sai lầm!
Mỗi em bé trước khi biết đi cũng tri qua quá trình chập chững với không ít lần vấp ngã!
Đừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ!
Cũng như đừng trách móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào chính bản thân họ!
Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với sai lầm và thất bại một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy được làm ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác, thì chúng ta hãy biết tận dụng cục tẩy của mình – hãy lấy sự bao dung và tha thứ để tẩy đi những sai lầm mà bản thân mình hoặc người khác đã mắc phải!
Đừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà đánh giá sai con người của họ!
Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Điều quan trọng là họ biết mình sai chỗ nào để sửa chữa. Chúng ta không nên chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó, mà quên đi những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ chưa nhỉ?
Một người phụ nữ phải làm việc 8 tiếng một ngày, lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường về, cũng là lúc cô nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bánh bị cháy!
Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó không, nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bát đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon!
Người vợ mỉm cười hạnh phúc!
Khi người bố đưa con đi ngủ, đứa con thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích ăn bánh quy cháy không? Không con ạ, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn. Mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!
Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh? Không nhiều lắm phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy trắng!
Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích họ mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!
Hãy sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn sẽ mòn dần theo năm tháng sau khi nó đã được dùng nhiều lần để xóa sạch những sai lầm, đừng bao giờ để cục tẩy của bạn mãi mãi còn nguyên vẹn như ban đầu! Bởi vì nếu không sử dụng đến nó thì cuộc đời của bạn sẽ giống như một trang giấy đầy chi chít những vết gạch xóa sau những lần bạn hoặc người khác mắc phải sai lầm! Một trang giấy như vậy có còn đẹp đẽ gì nữa không bạn?
Hãy để nó là một tờ giấy được viết nên bởi những trải nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao dung nữa, bạn nhé!