Giới thiệu về blog

Đây là blog của gia đình Văn Tác và Mai Trâm, được thiết lập nhằm mục đích lưu lại những kỷ niệm đẹp trong đời sống của gia đình bé nhỏ Văn-Mai. Ngoài những hình ảnh và video, blog còn chứa đựng của hồi môn dành riêng cho 3 cô công chúa nhỏ: Mẫn Châu - Hải Ngân và Ái Thi. Của hồi môn này là tập hợp những bài viết hay, có tính nhân văn cao mà Văn Tác đã sưu tầm trong suốt cuộc đời của mình.....

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

CẢNH GIỚI CAO NHẤT CỦA MỘT CON NGƯỜI

CẢNH GIỚI CAO NHẤT CỦA MỘT CON NGƯỜI.
Làm người, cảnh giới cao nhất, kỳ thực là 2 chữ “giả khờ! Người khờ khạo, thường không thích thể hiện bản thân, như thế có thể tránh được tai họa không đáng có. Ngốc nghếch một chút, lại có thể giữ được ân tình, có thể bao dung độ lượng, thì cuộc sống mới thanh thản an vui.
1. *Trí tuệ giữ mình: Trong lòng hiểu rõ, ngoài mặt hồ đồ.
Làm người, cảnh giới cao chính là giống kẻ khờ, rõ ràng cái gì cũng biết, nhưng lại biểu lộ giống như kém cỏi. Loại người này không thích khoa trương, không tỏ ra tài trí hơn người, luôn bình dị gần gũi, như vậy trái lại, lại được mọi người yêu thích.
Xã hội hiện nay thật giả lẫn lộn, lòng người trắng đen khó đoán. Dù bạn thực sự là người thông minh, nhưng một khi thể hiện ra, sẽ lập tức sẽ bị người khác đố kỵ.
Một người thích khoe khoang, có thể vì muốn đề cao bản thân, vì hư vinh, muốn nở mày nở mặt…, nhưng khi bạn làm điều đó ở chốn quan trường hoặc tại nơi làm việc, tất sẽ bị mọi người xa lánh. Như vậy, nếu cứ thích gì làm nấy, đó là hành động thông minh hay là gây họa?
2. *Trí tuệ nói chuyện:
Đừng dùng miệng lưỡi sắc bén để luận bàn khuyết điểm của người Người ta vẫn thường nói: “Họa từ miệng mà ra”, từ xưa đến nay, số người vì cái miệng mà mang họa không phải là ít. Nhiều người thích khoe khoang tài ăn nói sắc bén, thích bàn luận tốt xấu về người, bàn luận chuyện thị phi… thì tai họa là điều sớm muộn. Nhưng cũng có người, chỉ vì một câu nói vô tình, bị đồn thổi, cắt câu lấy nghĩa, mà gây nên mối hận thiên thu.
Cho nên, nếu ngay từ đầu nói chuyện có thể suy xét cẩn trọng, chẳng phải sẽ tránh được rất nhiều phiền não sao? Cách đối nhân xử thế, không được quên “Họa từ miệng mà ra".
3. *Trí tuệ nhẫn nại:
Lấy tĩnh chế động, lấy lui làm tiến. Anh hùng thực sự, có thể co có thể duỗi. Không ai có thể cả đời đều thuận lợi, cho nên, lúc đắc ý có thể hãnh diện, nhưng không được quá cao ngạo; lúc thất ý càng không thể để tinh thần sa sút, cần tích lũy năng lượng, chờ đợi thời cơ, thua keo này ta bày keo khác.
Trong lúc nhẫn chịu, có thể nếm trải bao dư vị của nhân sinh, lấy khổ làm vui, lấy tĩnh chế động, lấy lui làm tiến.
4. *Trí tuệ bao dung:
Dĩ hòa vi quý, tha thứ rộng lượng. Khờ khạo là một loại độ lượng, dĩ hòa vi quý, có thể xem nhẹ mọi chuyện. Làm người, có thể tha thứ được cho ai thì nên tha thứ, có thêm một người bạn, chính là có thêm một con đường.
Bao dung người khác, cũng là vì mình mà lưu giữ ân tình. Biển chứa trăm sông, bởi vì bao dung mà trở thành rộng lớn. Người có bao dung, thì mưu sự mới dễ thành
5. *Trí tuệ làm người: Bề ngoài khờ dại, nội tâm thông suốt
Người quá xét nét thì không có bạn, cho nên làm người không thể quá khôn khéo, quá so đo. Bình thường hồ đồ một chút, cho người khác một khoảng không gian, cũng là cho mình một bầu trời rộng lớn.
Đương nhiên, biểu hiện ra có thể hồ đồ, nhưng trong nội tâm cần rõ ràng minh bạch, lúc nào cũng phải điều chỉnh chính mình, phóng tầm mắt ra xa, đừng nhắm vào khuyết điểm của người khác, phải hiểu được chịu thiệt một chút mới đắc được những thứ to lớn.
Biển chứa trăm sông, vì nó bao dung mà trở thành rộng lớn.
6. *Trí tuệ sinh tồn: Linh hoạt ứng biến, cẩn trọng, thong dong
Một người đi bái kiến vị thiền sư, vì cửa thiền viện rất thấp, anh ta không chú ý, kết quả đã bị đụng đầu.
Thiền sư nói với anh ta: “Muốn không bị đụng đầu, thì trước hết phải học được cách cúi đầu”.
Cách đối nhân xử thế cũng là như thế.
7. *Trí tuệ giao tiếp: Thông tuệ mà giả khờ, kết duyên rộng rãi
Trong giao tiếp giữa người với người, thật thật giả giả, không ai có thể tranh biện rõ ràng được. Lời của người khác, có lúc đúng, có lúc lại không.
Người tinh thông lại giả hồ đồ, chính là đối với ai cũng có thể xem là bằng hữu, thậm chí đó là người đã mạo phạm mình, cũng có thể mỉm cười đối mặt. Không tính toán so đo, sẽ tránh được rất nhiều xung đột, cũng lại có thể gặp được nhiều người hữu duyên.
8. *Trí tuệ xử thế: Cố ý yếu thế, giả bộ hồ đồ
Ngựa có lúc mất móng, người có lúc trượt chân. Cách đối nhân xử thế, lẽ nào có thể không cẩn thận? Ngã nhẹ đau nhẹ, ngã nặng thì không chỉ là đau, còn kèm theo thương tích. Phải hiểu là, ngay từ đầu đã cố ý yếu thế, giả bộ hồ đồ, như vậy chẳng phải có thể tránh được việc trèo cao ngã đau sao?
Sưu tầm