Jos. QHan
Thay đổi kiểu hít thở: tập hít thở chậm, dài và sâu
Dưỡng khí tối cần thiết cho cơ thể con người. Không ăn uống, con người có thể sống được vài tuần, nhưng nếu thiếu dưỡng khí trong vòng 5 phút, con người sẽ chết, hay may ra có được cứu sống, thì não bộ sẽ bị hư hại nặng nề, sẽ tê bại và tàn tật suốt đời.
Dưỡng khi cần thiết cho cuộc sống con người đến thế, nhưng chúng ta thường ít ý thức được điều đó, và cũng không biết hít thở đúng cách để có được số lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể lành mạnh.
Rất thường khi chúng ta hít vào bằng mũi và thở ra cũng bằng mũi, hơi thở lại rất ngắn, vì dưỡng khí chưa xuống hết cuống phổi. Đây là lý do giải thích nguyên nhân của nhiều thứ bệnh, bởi vì lượng dưỡng khí cần thiết cho não bộ, phổi, và các cơ phận khác qúa ít. Tình trạng thiếu dưỡng khi lâu ngày khiến cho các cơ phận suy yếu, hoạt động không bình thường và dễ lâm bệnh. Thiếu dưỡng khí là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tật bệnh trong đó có bệnh nhức đầu và mệt mỏi. Chính vì thế nguyên tắc đầu tiên trong thuật dưỡng sinh: đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe của mọi cơ phận trong thân thể con người và tập hít thở đúng đắn.
1. Điều đầu tiên cần làm đó là, nếu ở nhà lầu, mỗi ngày nên lên xuống cầu thang nhiều lần để cho máu huyết lưu thông, nhịp tim đập mạnh và nhanh hơn, bắt buộc chúng ta hít vào nhiều dưỡng khí hơn và thải ra nhiều thán khí hơn. Nếu mỗi ngày tìm cách đi bộ bước nhanh, hay bơi lội, tốt nhất khoảng 30 phút trở lên, hoặc làm một số cử động thể dục, thể thao, làm vườn, quét dọn nhà cửa vv... lại càng tốt hơn nữa.
2. Nhưng quan trọng hơn cả là tập thở: hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng.
Để hít dưỡng khí phải ngậm miệng lại, đó là điều ai cũng biết. Nhưng để thở thán khí ra ngoài, thường khi chúng ta làm sai. Nghĩa là thay vì thở ra bằng miệng, chúng ta lại cũng thở ra bằng mũi. Nhưng như thế là không đúng với tác động được diễn tả bàng hai từ “hít” và “thở” theo luật luân chuyển của mọi cơ phận trong thân thể con người là “tiểu vũ trụ” cũng như của “đại càn khôn” là toàn vũ trụ. Thế rồi kiểu hít thở bằng mũi vừa sai lại vừa ngắn, chưa đủ để cho dưỡng khí vào tới mọi tế bào trong buồng phổi và các bộ phận khác của thân thể. Nếu đếm nhịp, kiểu hít thở này của chúng ta mới chỉ được tới ba, ít khi tới bốn.
Trong khi nhịp hít vào bằng mũi ít nhất phải là 7, và nhip thở ra bằng miệng phải là 10 hay 14.
Do đó, bài học đầu tiên của Thuật Dưỡng Sinh và cũng là điều nòng cốt để có được thiên khí năng là phải tập thở:
1) Hít vào bằng mũi.
2) Thở ra bằng miệng.
3) Chậm, dài và sâu, nhẹ nhàng như nước chảy.
4) Mà không phải cố gắng, cũng không dẫn khí, không nén khí.
5) Khi hít vào bằng mũi nhẩm đếm tới 4 hay 7.
6) Khi thở ra bằng miệng nhẩm đếm tới 10 hay 14.
7) Đầu óc hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ngợi gì cả.
Càng tập lâu, hơi thở càng dài, bạn càng hít vào nhiều dưỡng khí cho cơ thể, thì càng thải ra nhiều thán khí. Chính nhịp thở chậm, dài và sâu, đầu óc trống rỗng thanh thản đó khiến cho các cơ phận được mạnh khỏe, vì nhận được dưỡng khí bồi bổ dồi dào và thải hết thán khí là cặn bã ra ngoài.
3. Cách thế nằm hay ngồi thở
Để thở như trên bạn có thể ngồi trên ghế hay nằm trên giường hoặc bất cứ đâu, miễn là trong tư thế hết sức giãn xả, tự nhiên, thoải mái, không gò bó, co quắp.
1) Tốt nhất là ngồi trên ghế đẩu (để không dựa lưng vào đâu cả).
2) Lưng thẳng.
3) Đầu, mắt nhắm hay nhìn thẳng về phía trước.
4) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.
5) Hai bàn tay để ngửa trên đầu gối.
6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.
7) Hít, thở theo cách thức trình bầy ở trên.
Tư thế ngồi thở này là một trong các cách thức nghỉ ngơi và lấy lại sức lực rất công hiệu, có thể áp dụng tại khắp mọi nơi và trong mọi lúc. Chỉ cần vài phút là bạn tái tạo sinh lực cho tâm trí và cơ thể của bạn. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả và đầu không nghĩ ngợi gì là hai yếu tố rất quan trọng. Để không nghĩ ngợi gì, bạn nhẩm đếm nhịp thở của mình: khi hít vào đếm từ 1 cho đến 4 hay 5 hoặc 6, cho tới khi nào còn hít được dưỡng khí, mà không cần phải cố gắng. Hễ thấy đầy rồi, thì thở ra và khi thở ra bằng miệng, thì đếm gấp đôi, hay hơn một chút. Cần nhất là thở chậm và sâu trong tư thế hoàn toàn thanh thản, nghỉ ngơi. Càng thở quen, hơi thở của bạn càng dài, lượng dưỡng khí hít vào và lượng thán khí thả ra càng nhiều. Lấy dưỡng khí vào cơ thể và thả thán khí khỏi cơ thể khiến cho bạn khỏe mạnh.
Nếu nằm trên giường hay ở đâu đó thì
1) Duỗi thẳng chân tay.
2) Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai.
3) Cánh tay song song với thân mình.
4) Lòng bàn tay ngửa lên trời.
5) Mắt nhắm.
6) Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả.
7) Hít, thở theo cách thức trình bày ở trên.
Đây là một kiểu tịnh thiền hết sức đơn sơ và dễ dàng, mà ai cũng có thể làm được. Điều quan trọng nhất là tạo chân không trong chính mình, tức là đầu óc hoàn toàn trống rỗng, nghỉ ngơi, không nghĩ ngợi gì cả. Hai bàn tay ngửa lên trời trong thế giãn xả thoải mái diễn tả thái độ sống quảng đại, sẵn sàng nhận lãnh và sẵn sàng cho đi, không giữ lại gì hết.
3. Công hiệu
Kiểu tịnh thiền hít thở chậm, dài và sâu này tác dụng rất hữu hiệu trên toàn tâm trí và cơ thể con người. Vì cung cấp dồi dào dưỡng khí cho cơ thể đồng thời thải hết thán khí và căng thẳng, nên nó giúp:
1) phục hồi sức lực tâm sinh vật thể lý,
2) tái lập thế quân bình cho bộ máy hô hấp và tuần hoàn,
3) trấn an tâm thần, giúp bình tĩnh, thanh thản,
4) chữa bệnh tim, nóng nảy, âu lo, áp huyết cao, khó thở, mất ngủ, nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi...
Bình thường kiểu tịnh thiền và hít thở chậm, dài và sâu này công hiệu nhất vào ban sáng và ban tối. Càng tập được lâu bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thật ra, càng năng thực tập phương pháp hít thở dưỡng sinh theo kiểu chỉ dẫn trên đây bao nhiêu, bạn càng khỏe mạnh bấy nhiêu, bởi vì tâm trí và thân xác của bạn thường xuyên được nghỉ ngơi bồi dưỡng, dù chỉ trong năm ba phút.
Đặc biệt nếu bạn hít thở và thiền được như thế, khoảng 15-30 phút mỗi sáng và mỗi tối, dần dần bạn sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh, và trong người rất an bình, thanh thản.
Kiểu hít thở này rất cần thiết để có được thiên khí năng, như sẽ được trình bày trong chương VII “Cách khởi động các chakra”.
Thay đổi kiểu ăn uống
Nói chung kiểu ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh, vì luôn có rau, canh, cá kho, thit kho. Nhưng chế độ ăn uống của chúng ta cũng thường mang tính cách thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị, mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết. Do đó nó cũng cần được điều chỉnh và bổ túc. Có một điều cấp thiết phải sửa đổi để cải tiến tình trạng sức khỏe: đó là đa số không ý thức được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người, nên thường uống qúa ít nước.
Trước hết phải uống nhiều nước, mỗi ngày 2,5 lít
75% sức nặng của toàn thân thể con người là nước dưới mọi hình thái của nó. Do đó, các tế bào và mọi cơ phận trong thân thể cần có nước. Ngoài việc năng tắm rửa để da dẻ sạch sẽ, mịn màng, cần phải cung cấp cho thân xác lượng nước cần thiết giúp các cơ phận trong người hoạt động điều hòa khỏe mạnh.
Chỉ vì thân thể thiếu nước nên sinh ra nhiều bệnh tật như: táo bón, khó tiêu, nhức đầu, trĩ, sạn thận, thận suy, sưng chân tay, áp huyết cao vv... Từ đó con người dễ trở thành cáu kỉnh, khiến cho bầu khí trong gia đình và nơi làm việc căng thẳng ngạt thở, cuộc sống thêm khó khăn, mất tươi vui và hạnh phúc. Muốn tránh các thứ bệnh nói trên cần phải uống nhiều nước, ba bốn ly hay nửa lít, ngay sau khi ngủ dậy ban sáng và trước khi đi ngủ ban tối, để giúp bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn hoạt động tốt, dễ dàng thải mọi cặn bã ra ngoài và lọc máu.
Ăn nhiều rau và trái cây, ít thịt, nhiều cá
Một số lớn các bệnh tật phát xuất từ việc ăn uống không điều độ hay không biết chọn lựa thức ăn. Nói chung, cần tránh mọi thứ tạo ra qúa nhiều chất béo trong máu gọi là “cholesterol”. Giảm bớt chất béo trong máu sẽ tránh được bệnh tim, áp huyết cao và nhiều thứ bệnh khác. Tất cả mọi thức ăn lấy từ cơ thể loài vật như các loại thịt, cá, gà, vịt, ngỗng, trứng, bơ, sữa, đều có chất cholesterol.
Tuy nhiên, có loại đồ ăn chứa ít chất mỡ, nhưng lại nhiều lượng cholesterol như bồ dục và gan. Tôm ít chất béo, nhưng lại nhiều chất cholesterol gấp ba lần ngao, sò. Trong các thức ăn thì lòng đỏ trứng gà có nhiều lượng cholesterol nhất. Một cái lòng đỏ trứng gà có số lượng cholesterol gần đủ cho toàn cơ thể trong một ngày.
Để quân bình, cơ thể con người cần có đủ chất bổ đến từ thịt, cá và chất sơ trong các thứ rau, đậu và trái cây. Chất sơ giúp tiêu hóa dễ dàng và loại bỏ các thứ mỡ không cần thiết cho cơ thể.
Các thức ăn lấy từ rau trái, hoa qủa, cây cối thường không gây ra chất béo trong máu. Các thứ dầu thực vật thường ít tạo ra chất béo trong máu là dầu lấy từ bắp ngô, đậu nành, hoa mặt trời, hột bông gòn. Dầu lạc và dầu ô liu nếu không dùng qúa nhiều cũng không hại cho tim.
Tốt nhất là dầu dừa, vì là thứ dầu duy nhất không bị ốc xi hóa, có khả năng đánh tan mọi chất mỡ xấu làm tắc nghẽn mạch máu gây bệnh, nhưng lại duy trì chất béo cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, theo kết qủa các nghiên cứu của ti?n sĩ Bruce Fife, Giám đốc trung tâm nghiên cứu dầu dừa tại Hoa Kỳ, 50% dầu dừa là axít lauric, khi vào trong cơ thể con người chúng chia thành 40 loại riêng r?, và mỗi loại đều là thuốc trụ sinh cực mạnh, có khả năng củng cố hệ miễn nhiễm của cơ thể con người và tiêu diệt mọi thứ vi khuẩn, kể cả vi khuẩn AIDS, phong cùi và các vi khuẩn của mọi thứ ung thư. Do đó, nên súc miệng bằng dầu dừa để khử diệt mọi vi trùng và ăn mỗi ngày 3 muỗng dầu dừa, vì chẳng những nó không gây hại, mà còn là thực phẩm bồi bổ cơ thể và giúp chữa rất nhiều thứ bệnh nữa. Bác sĩ Mehmet Oz, chuyên viên giải phẫu tim nổi tiếng tại Hoa Kỳ hiện nay, khẳng định rằng dầu dừa rất tốt cho tim mạch.
Nên ăn ít thịt, nhiều cá, và dùng dầu thảo mộc, đặc biệt là dầu dừa để nấu ăn thì tốt hơn mỡ súc vật. Nói chung thức ăn nướng, kho và hấp tốt hơn là chiên.
Mỗi tuần chỉ nên ăn thịt 3 lần, nấu hay nướng tốt hơn là rán, quay, chiên. Ngoài chuyện ăn ít chất béo nói chung là: thịt, bơ, sữa, kem, bánh ngọt, đường, chocolat, đậu phọng vv... cần phải dùng nhiều rau cỏ và trái cây là những thức ăn có nhiều chất sơ, là chất giảm lượng cholesterol trước khi chất này vào trong máu. Chất sơ giúp ích nhiều nhất là: lúa mạch, cà rốt, các thứ trái cây, đậu nành, rau cải, bắp cải, xu hào, rau dền, súp lơ xanh, brocoli ...
Đậu có nhiều lượng proteine cần thiết cho thân thể. Một đĩa đậu đỏ cung cấp số lượng proteine như môt miếng bí tết bò. Đây là lý do giải thích tại sao những người ăn chay trường không bao giờ ăn thịt cá, mà vẫn có đủ lượng proteine cần thiết cho cơ thể và sống khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, tâm trí nhẹ nhàng, trong sáng và thanh thoát. Ngoài ra cơ thể con người chỉ cần 50 phút để thu nhận và tiêu hóa chất bổ của đậu, trong khi nó cần tới 3 giờ để thu nhận và tiêu hóa chất proteine của bí tết bò.
Ngoài ra cũng nên để ý cách dùng các gia vị âm dương trong nghệ thuật nấu nướng và ăn uống của Việt Nam. Theo đó, các loại thịt cá thuộc loại âm thường được nấu nướng hay ăn với các thứ gia vị và rau thuộc loại dương, và ngược lại. Không nên dùng qúa nhiều các gia vị nóng như tiêu, ớt.
Thay đổi kiểu mặc: mặc đủ ấm trong mùa lạnh
Giữ cho nhiệt độ quân bình là điều cần thiết cho sức khỏe. Kinh nghiệm dậy cho chúng ta biết khi thân thể mệt mỏi, không đủ chất lượng dinh dưỡng, thiếu ăn mất ngủ, mặc không đủ ấm, chúng ta dễ bị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, sốt.
Do đó, trong mùa đông, mùa thu và những ngày đầu xuân chúng ta phải chú ý mặc đủ ấm, khoác thêm áo len, tập thói quen tốt quàng khăn, đội mũ, mang vớ, đi giầy. Đặc biệt phải tập cho trẻ em có các thói quen này, giúp giữ gìn sức khỏe. Thà hơi nóng một chút hơn là bị lạnh.
Các cử động của tuổi thơ: một số động tác đơn sơ giúp khí huyết lưu thông, thân thể giãn xả
Rất nhiều bệnh tật phát xuất từ tình trạng khí huyết lưu thông không đều đặn, nên không chuyển tới các cơ phận mọi chất liệu cần thiết, nhất là hồng huyết cầu và dưỡng khí. Sở dĩ khí huyết không lưu thông đều đặn là vì chúng ta thiếu hay ít cử động thân thể. Do đó, một trong những cách phòng bệnh và chữa bênh hữu hiệu nhất là năng cử động chân tay, uốn éo thân mình, tập hay chơi thể thao thể dục, đi bộ, bơi lội, làm vườn, lau dọn nhà cửa, rửa xe vv... , mỗi ngày hay thường xuyên chừng nào có thể.
Ai cũng biết thể dục thể thao có tác dụng giúp cho thân xác luôn được khỏe mạnh, lanh lẹn và dẻo dai. Nhưng rất thường khi chúng ta chỉ coi đó là nhu cầu của tuổi trẻ, mà quên rằng nó cũng rất cần thiết cho thân thể con người, đặc biệt trong tuổi trưởng thành và cả trong tuổi già nữa. Dĩ nhiên, trong tuổi trưởng thành và tuổi già chúng ta không thể chơi các môn thể thao thể dục mạnh như khi còn trẻ, nhưng thân xác chúng ta vẫn cần tới các vận động theo một cách thức và với các cường độ khác, nhẹ nhàng, thích hợp hơn với sức lực, tuổi tác và thời giờ mà chúng ta có được.
Thật thế, bắt đầu từ tuổi 30 trở đi, công ăn việc làm và các bổn phận khác nhau trong cuộc sống khiến cho chúng ta không còn thời giờ để chơi thể thao hay tập thể dục như ngày còn trẻ nữa. Và các cơ phận trong thân thể chúng ta cũng dần dần mất đi sự dẻo dai, lanh lẹn và sức đề kháng của chúng. Nhiều tật bệnh bắt đầu xuất hiện, trong đó có các bệnh cứng bắp thịt, đau thân mình, nhức khớp xương, tắc nghẽn mạch máu, mỏi gân cốt, đi đứng cử động khó khăn, cảm lạnh khiến cho cánh tay đau nhức và bả vai tê bại vv... Khi còn trẻ bị cảm chúng ta chỉ sổ mũi nhức đầu, nhưng tới một tuổi nào đó đặc biệt là sau 40 tuổi, bệnh cảm thường khiến cho chúng ta đau nhức cánh tay, bả vai đến độ không giơ tay lên được, không quàng tay ra sau lưng hay mặc quần áo được, và hốt hoảng tuyệt vọng, tưởng như mình bị bệnh thần kinh và sẽ tê bại suốt đời.
Trước khi đi bác sĩ, hãy thử cạo gió, hay đánh cảm bằng trứng gà luộc nóng và đồng bạc, hoặc bằng gừng với rượu mạnh, hay bằng cám rang nóng một lần thật kỹ, bạn sẽ thấy mọi đau nhức tan biến ngay và có thể xử dụng cánh tay bình thường trở lại lập tức. Chúng ta không nên khinh thường các thói quen chữa bệnh cảm trên đây của ông bà cha mẹ và rất thịnh hành tại Việt Nam. Nó là một kiểu bình dân áp dụng nguyên tắc phản xạ học và đả thông kinh mạch rất hữu hiệu. Nhất là bởi vì tây y không chữa được bệnh này. Khi chiếu điện, rọi hình, bác sĩ sẽ không tìm ra bệnh, vì cánh tay không bị thương tích gì, xương và gân cốt vẫn bình thường. Tuy không biết chính xác là bệnh gì, nhưng bác sĩ cứ cho thuốc, thường là thuốc giảm đau, hay loại an thần. Chúng làm hư dạ dầy, suy yếu hệ thống thần kinh, và hư thận, mà không chữa được bệnh đau nhức tứ chi.
Có một số động tác chơi giỡn, mà đứa trẻ nào ở bất cứ đâu trên thế giới này này cũng đều làm. Muốn cho huyết mạch luân chuyển đều đặn, chúng ta hãy biết “cải lão hoàn đồng”, tập sống trở lại thái độ nội tâm của trẻ thơ: hồn nhiên, vô tư, tươi mát, thanh thản, tín thác, không âu lo, bon chen, giành giật, và nhất là lập lại những cử điệu của thời thơ ấu.
- Tất cả các động tác đơn sơ này phải làm ít nhất là 10 lần trở lên, nhưng thực ra càng làm nhiều chừng nào, càng có công hiệu tốt chừng nấy.
- Chúng giúp khí huyết lưu thông mạnh mẽ, đều đặn và đả thông các bế tắc trong hệ thống kinh mạch và tuần hoàn.
1. Quay mình và đong đưa hai cánh tay
- Chữa bệnh cứng, đau, nhức mỏi bả vai và thân mình.
Đứng, giạng hai chân khoảng cách bằng hai vai, quay mình từ phải sang trái từ trái sang phải và đong đưa hai cánh tay theo nhịp quay trong thế hoàn toàn giãn xả, vừa làm vừa cười y như khi còn bé. Cười càng tươi càng khỏe! Quay để cho hai bàn tay đánh vào hai mông càng tốt.
- Hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng bình thường.
2. Quay mình, hai tay đan nhau để sau gáy
- Chữa đau nhức thân mình, đặc biệt hai bên hông
Cùng thế đứng và động tác hít thở như trên
3. Đong đưa hai cánh tay từ sau ra trước từ trước ra sau
- Chữa bệnh đau, mỏi hai vai, thắt lưng, củng cố vùng thận
Thế đứng, và hít thở như trên. Khi đưa hai cánh tay ra trước thì ưỡn lưng.
4. Vẫy tay ra sau, chắp và vỗ tay ra trước
- Chữa đau mỏi hai vai, thắt lưng và vùng thận
Thế đứng như trên. Vẫy hai cánh tay ra sau lưng bàn tay úp xuống đất, nhưng khi vẫy ra phía trước mặt thì chắp và đánh mạnh hai bàn tay lại với nhau. Vẫy và ưỡn lưng thế nào để cảm thấy lưng và vai đều chuyển động và càng lúc càng cao hơn đầu. Hai tay đánh vào nhau vừa gõ nhịp, vừa có tác động “thoa bóp” hai lòng bàn tay, là nơi có các đầu dây thần kinh nối liền với các cơ phận trong thân thể.
- Hít vào bằng mũi (khi vẫy ray ra sau lưng) thở ra bằng miệng (khi chắp hai tay phía trước) theo nhịp đánh.
5. Vừa vẫy tay vừa co chân trái, rồi chân phải
Thế đứng và vẫy tay như trên, chỉ thêm phần co chân trái, co chân phải.
6. Vảy, và quay hai bàn tay
- Tác động giãn xả trên các huyệt đạo ở cổ tay chữa bệnh căng thẳng, nóng nảy, và tác động tốt trên bộ phận sinh dục.
Thế đứng giạng chân như trên
7. Giơ cao hai cánh tay, bàn tay đan nhau trên đầu và ưỡn lưng
- Chữa đau bả vai, cổ, lưng
Thế đứng giạng chân như trên. Hai tay đan nhau phía trước, rồi giờ từ dưới lên trên đỉnh đầu đồng thời ưỡn lưng.
- Khi giơ lên thì hít vào bằng mũi, khi hạ xuống thì thở ra bằng miệng.
8. Bàn tay đan nhau và giơ lên sau lưng
Thế đứng giạng chân như trên. Để hai cánh tay ra sau lưng, bàn tay đan nhau rồi giơ cao lên chừng nào có thể, ưỡn lưng.
9. Quay tròn hai cánh vai về phía trước rồi về phía sau
- Chữa mỏi vai và tác động trên nửa trên của thân mình.
Đứng giạng hai chân như trên. Hai bàn tay đặt trên hai cánh vai. Quay cánh vai về phía trước, rồi quay về phía sau.
10. Nhìn trời từ dưới chân
- Tác động trên các bắp thịt và gân cốt của thân mình và hai chân, chữa nhức mỏi.
Đứng giạng hai chân như trên (hơi rộng hơn một chút). Cúi mình xuống, hai chân thẳng, hai tay để trên đầu gối hay thấp hơn chừng nào có thể, rồi nhìn ngược ra đàng sau. Hễ “nhìn thấy trời” là dấu còn trẻ, nếu “chỉ thấy đất” là dấu “có tí tuổi” rồi.
Vì trên hai bàn chân và hai bàn tay có các đầu hệ thống thần kinh nối liền với mọi cơ phận trong thân thể con người nên các động tác sau đây rất công hiệu trong việc củng cố các cơ phận này hay phòng ngừa hoặc chữa trị được nhiều thứ bệnh của các cơ phận liên hệ. Càng được nhiều càng tốt, nhưng ít là 30 lần.
11. Nhảy cẫng lên
- Tác động trên toàn bộ các đầu dây thần kinh nằm trên hai bàn chân nối liền với các cơ phận trong người. Chữa và phòng ngừa được nhiều thứ bệnh của các cơ phận liên hệ.
Bắt chước phản ứng của trẻ em khi vui, thấy mẹ đi chợ về hay cha đi làm về hoặc anh chị em đi học về, ra đón và nhảy cẫng trên hai chân. Ít là ba chục lần.
12. Dậm hai chân
- Tác động trên toàn bộ các đầu dây thần kinh nằm trên hai bàn chân nối liền với các cơ phận trong người. Chữa và phòng ngừa được nhiều thứ bệnh của các cơ phận liên hệ.
Dậm hai chân xuống đất, trong thế đứng hay ngồi trên ghế, nhanh chậm, mạnh nhẹ tùy ý. Ít là ba chục lần.
13. Chà hai bàn chân trên thảm
- Tác động trên toàn bộ các đầu dây thần kinh nằm trên hai bàn chân nối liền với các cơ phận trong người. Chữa và phòng ngừa được nhiều thứ bệnh của các cơ phận liên hệ.
Ngồi trên ghế chà hai bàn chân trên thảm. Ít là ba chục lần.
14. Vỗ hai bàn tay trên đùi, trên mông hay trên vùng thận ở lưng
- Tác động trên toàn bộ hệ thống đầu thần kinh trên hai bàn tay nối liên với các cơ phận trong người. Chữa và phòng ngừa được nhiều thứ bệnh của các cơ phận liên hệ. Làm chuyển khí huyết trên đùi, mông hay thận.
15. Chà hai bàn tay trên đùi, trên mông hay trên vùng thận
- Tác động trên toàn bộ hệ thống đầu thần kinh trên hai bàn tay nối liên với các cơ phận trong người. Chữa và phòng ngừa được nhiều thứ bệnh của các cơ phận liên hệ. Làm chuyển khí huyết trên đùi, mông hay thận.
Tuy nhiên, có một bài võ giúp đạt được nhiều hiệu qủa của các tác động kể trên đồng thời chữa được nhiều thứ bệnh: đó là bài “Đạt Ma Dịch Cân Kinh”.
Đạt Ma Dịch Cân Kinh: bài võ dưỡng sinh và trị bệnh nổi tiếng
Người ta kể rằng hồi đầu thế kỷ X, có một nhà sư An Độ tên là Đạt Ma sang Trung Hoa truyền đạo. Thấy các môn sinh thể chất qúa yếu ớt, thầy Đạt Ma mới dậy cho họ bài kinh giúp gia tăng sinh lực và tiêu trừ các bệnh tật. Đó là bài “Đạt Ma Dịch Cân Kinh”, bài kinh của thầy Đạt Ma dậy đánh đưa giúp tạo thế quân bình trong cơ thể con người. “Dịch Cân Kinh” là bài võ đơn sơ làm cho khí huyết di chuyển đều hòa trong toàn thân, giúp mọi cơ phận trong người lấy lại thế quân bình, khiến cho tinh thần và thể xác được khỏe mạnh.
1. Một số điều cần chú ý khi tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh:
1) Đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước.
2) Miệng mở ra như lúc bình thường.
3) Hai chân giang rộng bằng khoảng cách giữa hai vai.
4) Lưng và chỗ thắt lưng thật thẳng.
5) Bụng thót.
6) Lỗ hậu môn nín thật khít, như khi buồn đi cầu mà cố nín lại vậy.
7) Mười ngón chân bậm chặt xuống đất.
8) Gót chân sát xuống đất, không nhón lên khi đánh.
9) Hai cánh tay giơ thẳng về phía trước, cao bằng vai, giữ cứng như đang chịu sức nặng của một vật gì vậy.
10) Hai cổ tay duỗi thẳng hết cỡ.
11) Hai cánh tay thẳng như mái chèo, khi đưa thẳng ra phía trước cao tới ngang vai thì nhẹ nhàng, nhưng khi đưa về đàng sau thân thể, thì đưa thật mạnh.
12) Trí óc hoàn toàn nghỉ ngơi, tinh thần thanh thản, không nghĩ đến điều gì cả, chỉ thầm đếm các động tác mình tập.
13) Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, theo nhu cầu, chứ không theo nhịp đánh.
2. Thời gian tập
- Lần đầu tiên tập Đạt Ma Địch Cân Kinh có thể đánh chừng 50-100 cái (tức 1-2 phút), rồi tăng lên 200-300 cái (tức khoảng 4-6 phút, vì cứ mỗi phút đánh được chừng 50 cái), từ từ tăng thêm lên 1000 rồi đến 2000 cái (15-30 phút), hay hơn nữa. Tập được 20-30 phút là tốt nhất. Từ 1.200 cái trở lên sẽ cảm nghiệm được khả năng chữa bệnh của phương pháp dưỡng sinh này.
- Nhưng nếu không có giờ, ban sáng lúc mới thức dậy đánh 5 phút và ban tối trước khi đi ngủ đánh 5 phút, cũng tốt lắm rồi. Hoặc trong ngày mỗi khi có giờ rảnh và thuận tiện không làm phiền ai, nên đánh 100-200 cái và đánh nhiều lần trong ngày, để giúp khí huyết lưu thông đều đặn và thân thể được thoải mái.
- Khi mới đánh chưa quen, hai tay và bả vai hơi mỏi hay đau một chút. Nhưng từ từ càng đánh càng cảm thấy dễ chịu, người ấm lên, vì khí huyết lưu thông đều đặn tới mọi tế bào trong cơ thể. Đây là yếu tố giúp chữa lành mọi tật bệnh, kể cả các chứng ung thư, bị bác sĩ chê không chữa được nữa.
- Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một phương pháp thể dục dưỡng sinh rất có ích, gần đây có rất nhiều người luyện tập tại Thượng Hải. Con số người tập ngày càng đông đảo. Có rất nhiều chứng bệnh tưởng là bất trị, nhờ phương pháp này mà khỏi bệnh. Đạt Ma Dịch Cân Kinh vừa dễ tập vừa hiệu qủa như thần. Tất cả mọi chứng bệnh cấp tính phần nhiều đều có thể trị dứt.
3. Các phản ứng
- Nếu châm cứu hay chà sát đều có phản ứng, thì tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh cũng có phản ứng. Khi có phản ứng, tức khí huyết có sự biến hóa. Đạt Ma Dịch Cân Kinh gây ra các phản ứng sau đây:
1) ngực, bụng cảm thấy thoải mái,
2) chân thấy nóng,
3) máu chạy tới các mút tận cùng của tứ chi,
4) tam tiêu được đả thông,
5) đánh ợ,
6) đánh trung tiện,
7) nhức mỏi đau đớn,
8) nóng lạnh,
9) và cả những hiện tượng chấn động,
10) hoặc như có sâu bò dưới biểu bì.
- Tất cả đều là những phản ứng thông thường, tích cực và có ích. Nếu tiếp tục tập “Đạt Ma Dịch Cân Kinh” mãi, không gián đoạn, thì thể chất chắc chắn được đổi tốt và sẽ chiến thắng mọi bệnh tật.
- Theo Đông Y, nhân tố chính yếu trong thân thể con người là khí huyết. Nếu khí huyết bị bế tắc, bất thường, thì sẽ sinh ra trăm thứ bệnh. Ngược lại, nếu khí huyết lưu thông đều hòa, thì bệnh hoạn không dám tới gần. Căn cứ vào đó phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh giúp cải biến khí huyết và thể chất con người qua các tác động đơn sơ kể trên.
4. Công hiệu
Phương pháp dưỡng sinh “Đạt Ma Dịch Cân Kinh”, có thể trị được các chứng bệnh như:
1) Ung thư,
2) Gan cứng,
3) Bệnh tim,
4) Bệnh phổi,
4) Bán thân bất toại,
5) Bệnh thần kinh,
6) Các bệnh về máu,
7) Bộ my hơ hấp và tuần hoàn,
8) Bệnh đau mắt,
9) Các thứ dị ứng,
10) Đau nhức khớp xương...
- Ung thư và bướu là sự kết tụ của khí huyết, hậu qủa của sự tắc nghẽn kinh lạc hay mạch máu, cũng là những cái “cũ” đáng lý phải được thải ra, nhưng lại ứ đọng vì khí huyết lưu thông không đều, lượng máu không đủ, nhiệt lượng thiếu, nên bài tiết không ra, tan không hết. Sau khi tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, sẽ thấy ăn ngon miệng, máu mới gia tăng, vai lưng động, sự cứng đơ phần trên của thân thể bị giải trừ, hoành cách mô ở phần bụng sẽ thăng giáng nhịp nhàng, khiến cho ruột, dạ dầy, thận vì động khí mà sinh ra tác dụng hứng khởi và nén ép. Đến khi máu sinh ra nhiệt lượng, có lợi cho việc nhả cũ, tiếp mới, bổ khí, ích huyết, đánh tan mọi tích tụ và giải trừ được tật bệnh.
- Lúc tuổi cao, bụng có nước mà gan hóa cứng hay khi gan sưng lớn cũng đều do khí huyết không đều. Bệnh gan khiến cho đường khí không thông, có ứ nước, ứ khí, không thoát ra ngoài được nên gây khó chịu và ảnh hưởng đến dạ dầy, tỳ, mật. Phương pháp dưỡng sinh “Đạt Ma Dịch Cân Kinh” cũng chữa trị được các chứng bệnh này vì khiến cho khí huyết và cửu huyệt lưu thông, đổi mới, mở lỗ chân lông, đẩy mọi ứ đọng ra ngoài và khiến cho cơ phận hoạt động trở lại. Như đã kể trên, phương pháp này còn chữa được bệnh tim, các thứ bệnh về máu, thần kinh, bệnh bán thân bất toại và mắt hữu hiệu.
Ngoài phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh cần tập mỗi ngày, bạn cũng nên vận động:
- bắp thịt chân,
- cánh tay,
- thân mình,
- tập thở liền trong 20-30 phút,
- đi bộ bước nhanh,
- bơi lội,
- hay làm việc tay chân...
Tất cả đều rất bổ ích cho sức khỏe.
Tập thể dục bàn nhún rebounder
Nếu bạn có khả năng tài chánh, thì nên mua một dụng cụ tập thể dục chữa được rất nhiều bệnh: đó là bàn nhún rebounder. Nó là một loại trampolin gồm tấm lưới nylon dầy và chắc, được móc bằng các lò xo co giãn vào một khung tròn có chân cao hơn mặt đất khoảng 30cm. Mỗi ngày nhún hay nhảy trên bàn nhún này 15-20 phút sẽ tác động trên các tế bào và thần kinh của toàn thân, khiến cho khí huyết lưu thông đều đặn, củng cố thể chất, các cơ bắp và mọi cơ phận trong người, thải các chất độc, và chữa lành tật bệnh. Đây là dụng cụ các nhà thám hiểm không gian, các võ sĩ và các nhà thể thao thể dục sử dụng mỗi ngày để tập luyện. Theo hai bác sĩ Morton Walker và Albert E. Carter, thể dục bàn nhún đem lại các công hiệu sau đây:
1. Gia tăng trọng lực làm mạnh chắc hệ cơ xương.
2. Ngăn ngừa chứng đau khớp, mỏi khớp kinh niên và tránh được sự va chạm các khớp khi tập thể dục trên mặt bằng cứng.
3. Giúp điều hòa tỷ lệ phần trăm của xương, mỡ và cơ bắp.
4. Trợ giúp lưu thông bạch huyết cầu, bằng cách kích thích hàng triệu van một chiều trong hệ bạch huyết cầu.
5. Giúp tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm trong việc chữa bệnh.
6. Tiêu diệt các tế bào ung thư.
7. Loại trừ các sinh kháng thể và ngăn ngừa bệnh tật trong tương lai.
8. Giúp đưa thm dưỡng khí vào các mô.
9. Điều hòa giữa nhu cầu và cung cấp dưỡng khí cho các mô.
10, Tăng cường khả năng hô hấp.
11. Giảm tăng áp huyết khi phải gắng sức.
12. Giảm thời gian áp huyết ở mức khác thường sau các hoạt động mạnh và gắng sức.
13. Trợ giúp phục hồi các bệnh về tim.
14. Tăng cường chức năng hoạt động của tủy xương trong việc sản xuất các tế bào hồng huyết cầu.
15. Gia tăng việc chuyển hóa, để lúc nghỉ ngơi sau khi tập thể dục, nhiều calori tiếp tục được đốt thành năng lượng, đủ cung cấp cho các cơ phận như tim, phổi, não bộ, hệ thần kinh, gan, thận, hệ sinh dục, cơ bắp và da.
16. Tạo cho các cơ bắp co thắt, tác động trên nhịp co thắt của các tĩnh mạch động mạch, giúp cho máu và bạch huyết cầu lưu thông hiệu qủa hơn qua cơ thể và về tim, giảm áp huyết ngoại vi và làm nhẹ gánh nặng cho tim.
17. Giảm lượng máu dồn ớ các tĩnh mạch để phòng ngừa bệnh phù thủng mãn tính.
18. Trợ giúp s? tuần hoàn, bằng cách gia tăng số lượng mạch máu li ti trong cơ bắp và giảm khoảng cách giữa các mạch máu li ti và các tế bào.
19. Tăng sức khỏe cho tim và các cơ bắp khác trong cơ thể để chúng làm việc nhiều hơn.
20. Tập thể dục thường xuyên trên bàn nhún giúp giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi.
21. Giảm lượng cholesterol trong máu và giảm lượng triglyceride.
22. Giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu và tăng lượng cholesterol tốt (HDL), phòng ngừa bệnh nghẽn mạch máu tim.
23. Xúc tiến việc sửa chữa và làm lành các mô.
24. Thể dục trên bàn nhún hơn 20 phút với nhịp độ trung bình, ít nhất 3 lần mỗi tuần, giúp tăng cường số huyết cầu của nguyên sinh chất cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và gia tăng sức bền bỉ chịu đựng.
25. Giúp dự trữ chất kiềm của cơ thể, nhờ đó cơ thể kéo dài khả năng chịu đựng trong trường hợp cấp cứu.
26. Gia tăng sự phối hợp giữa cơ quan tự cảm trong các khớp, việc truyền tin đến và đi từ não bộ, sự dẫn truyền của xung động thần kinh và sự đáp ứng của các cơ sợi.
27. Tăng cường sự đáp ứng tới tiền đình ở tai trong, vì vậy tăng cường thế thăng bằng.
28. Giúp giảm đau cổ và lưng, giảm nhức đầu và những chỗ đau nhức khác do thiếu vận động gây ra.
29. Tăng cường việc tiêu hóa và bài tiết.
30. Giúp thư giãn sâu hơn, dễ dàng hơn và ngủ ngon.
31. Giúp trí óc minh mẫn, sắc bén.
32. Giúp giảm đau và mỏi mệt cho phụ nữ khi có kinh nguyệt.
33. Giúp giảm thiểu các bệnh cảm lạnh, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
34. Làm chậm tiến trình lão hóa.
35. Tập thể dục bàn nhún là phương thức hữu hiệu giúp tự chủ và tự tin.
36. Thể dục bàn nhún làm cho bạn hưng phấn. Có thể tập lâu hơn nếu thấy thích.
Những người tập thể dục bàn nhún nhận thấy họ có thể làm việc lâu hơn, ngủ ngon hơn, ít căng thẳng và lo lắng hơn. Hiệu qủa không phải chỉ do tâm lý, vì động tác nhảy lên và xuống tương phản với trọng lực kích thích hữu hiệu hệ bạch huyết, mà không gây chấn thương cho hệ cơ xương. Khám phá độc đáo này là nguyên nhân chính khiến cho thể dục bàn nhún đang trở thành loại thể dục đem lại nhiều lợi ích nhất và giúp chữa lãnh nhiều tật bệnh nhất từ trước tới nay.
Sống vui, tích cực và bác ái
Nghĩ ngợi buồn phiền rất có hại và dễ sinh ra bệnh đau tim cũng như nhiều thứ bệnh khác như loét dạ dầy, thận suy, tiểu đường, cao máu... Vì thế bạn nên sống tươi vui, trong tâm tình tín thác, biết ơn Trời biết ơn người, lạc quan, hay nghĩ đến những chuyện tích cực và biết giải trí bằng cách đọc sách, nghe nhạc, đi bách bộ, đi câu cá, dạo chơi rừng, bờ hồ, bãi biển, công viên hay núi đồi vv... nhất là thăm viếng giúp đỡ người già cả ốm yếu tàn tật, nghĩ nhiều đến hàng tỷ người nghèo nàn khốn khổ, đau ốm tật nguyền, không cơm ăn áo mặc, để biết bạn còn may mắn, khỏe mạnh và sung sướng hơn biết bao nhiêu người khác trên thế giới này.
Lm Giuse Hoàng Minh Thắng, Roma
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét