Với đề bài "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", một nữ sinh THPT ở Hà Nội đã có bài viết "đặc sắc".
Bài làm
Tôi là Cám, tôi sống với mẹ tôi và con của dượng tôi vì bố nó chết lâu rồi nên mẹ con tôi nuôi nó. Nhưng tôi cũng không ưa nó lắm vì nó lúc nào cũng ra vẻ làm chị. Hàng ngày nó cũng khá chăm chỉ vì việc nhà, tôi thấy cũng cỏn con: cho lợn ăn, chăn trâu, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy ít việc đó nó làm hợp hơn tôi vì tôi còn bận chọn vải may quần áo và đi làm tóc tai. Tôi đang tuổi đôi mươi mà!
Tôi là Cám, tôi sống với mẹ tôi và con của dượng tôi vì bố nó chết lâu rồi nên mẹ con tôi nuôi nó. Nhưng tôi cũng không ưa nó lắm vì nó lúc nào cũng ra vẻ làm chị. Hàng ngày nó cũng khá chăm chỉ vì việc nhà, tôi thấy cũng cỏn con: cho lợn ăn, chăn trâu, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy ít việc đó nó làm hợp hơn tôi vì tôi còn bận chọn vải may quần áo và đi làm tóc tai. Tôi đang tuổi đôi mươi mà!
Có
hôm mẹ tôi giao cho hai đứa công việc, mỗi đứa một giỏ để đi
bắt đầy giỏ tôm cua. Đứa nào nhanh chân thì được cái yếm đỏ
mẹ tôi mới mua đẹp mê hồn. Nhưng tôi thì có biết lội ao hồ bao
giờ, bẩn hết quần áo mất. Con Tấm thì cứ tìm tìm mò mò đến
bao giờ mới xong? Mình cứ đi hái hoa bắt bướm tí đã rồi về
bắt tôm cua sau. Chiều khi tôi ra thì đã muộn rồi, thôi thì lừa
con ngu kia một phen vậy:
Chị Tấm ơi chị Tấm
Đầu chị bị lấm
Chị ra ruộng sâu mà gội đầu, không về mẹ mắng đó.
Đầu chị bị lấm
Chị ra ruộng sâu mà gội đầu, không về mẹ mắng đó.
Haha,
nó đã tin lời mình, mình phải nhanh tay đổ hết tôm cua tép
giỏ nó sang giỏ của mình mới được. Về nhà được lấy yếm đỏ,
và tôi đã có cái yếm đỏ.
Một
hôm nọ, tôi thấy con Cám ít ăn, hay để giành một bát cơm của
mình. Tôi với mẹ mới rình xem con ranh đang làm gì. Tôi và mẹ
đã thấy nó gọi là:
Bống bống bang bang
Bống ăn cơm vàng
Cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm
Cháo hoa nhà người
Bống ăn cơm vàng
Cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm
Cháo hoa nhà người
thì
có con cá bống bé lòi lên. Tôi và mẹ tính thịt nó làm bữa
bống kho. Hôm sau tôi và mẹ lừa nó đi chăn trâu xa không thì
người ta thu trâu. Rồi tôi và mẹ tôi bắt con cá bống lên ăn thả
ruột lại. Giờ nó hết người làm bạn nhé! Mình phải giấu xương
ở xó bếp không nó biết với được.
Sắp
đến vũ hội, mẹ và tôi chuẩn bị quần áo giầy dép mới cho tôi
thật đẹp để kiếm chồng. Hôm đó tôi và mẹ chuẩn bị đi, con
Tấm cũng đòi đi. Tôi tức quá, tôi suy mẹ
đổ hết thóc gạo vào nhau cho nó ngồi mà sàng mà lọc. Haha,
sáng mai cũng chưa xong đâu, rách rưới còn đòi theo quý tộc
hahaha…
Đang
chơi hội vui vua ban lệnh thử giày, ai đi vừa là vợ vua. Mẹ và
tôi cùng thử nhưng giầy con nào mà bé thế, bố tao cũng không
ních vào được. Lựa đằng này đằng kia đau cả chân, bực cả mình
đành thôi. Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp
hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá!
Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn
mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi.
Đến ngày dỗ bố nó cũng biết đường vác mặt mà về. Bây giờ oai như cóc rồi, bà sẽ cho mày một phen.
Theo Vietnamnet
Lời phê của cô giáo: Không biết cách làm bài NLXH, nhân vật Cám của em thật đáng sợ!
Một số lời bình tiêu biểu:
dankhiquang@gmail.com
Điểm 7,65 cho trò.Điểm 3,25 cho
cô giáo.
Lý do: cô ra đầu bài quá ác....Trò phân tích đề, hiểu đề sâu sắc, viết
đúng tâm trạng nhân vật ,bố cục chặt....Hơi thiếu tâm trạng Cám phần
cuối truyện.
longbh1@yahoo.com.vn
HS này rất có triển vọng, nếu
tôi là giáo viên sẽ cho em điểm 8 kèm những lời khen. Riêng lỗi chính tả
và chữ xấu thì chê trách cũng đúng nhưng đó là lỗi mang tính hệ thống,
không phải cô giáo mới gặp em này lần đầu, do đó không vì chữ xấu mà cho
điểm kém. Nên trọng Mội dung hơn Hình thức.
ijsc@aijsc.com
Thiên tài!
Ngoài vài lỗi chính tả ra thì đây là 1 bài hay, nó lột tả đúng cái tính
rất xấu của 1 người xấu, nó hay vì có sự nhập tâm nhân vật cao. Trong
trường hợp này là bạn hs đã nhập đúng nội tâm nhân vật để lột tả tính
cách.
tôi không đồng tình với ý kiến "sợ" của cô giáo. Nếu cô muốn hãy cho các
hs của cô đóng vai Tấm. Trân trọng.
Văn Tác: quiet_seavn@yahoo.com
Thực ra bạn này đã biết vận dụng rất tốt ngôn ngữ "đầu đường, xó chợ" để viết bài này. Đã là cái ác thì tôi nghĩ thể hiện như bài văn này là rất hợp với vai
chứ sao lại phê là đáng sợ??? Không lẽ cô giáo này muốn nhân vật Cám phải
hiền, phải thánh thiện sao??? Tôi đánh giá bài văn này này rất cao, tôi tin em học sinh này là người có cá tính
mạnh, tư duy khác biệt để nhập thân vào góc nhìn phản diện của Cám như
vậy. Không bàn đến câu chữ nhiều nhưng nhân vật Cám trong
truyện của em phác họa tính cách rõ nét và khá chính xác, không có gì sai so với yêu cầu đề bài đưa ra cả…
Lời phê của cô giáo cũng không phải là một sự góp ý chân
thành cho cách viết của học sinh mà chỉ một câu cảm thán cá nhân...
Không hiểu khi nào nhà trường mới để (và tôn trọng) cho học sinh tự do
phát huy trí tưởng tượng và thể hiện sự sáng tạo của mình?
Nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ một góc nhìn rất riêng về câu chuyện này:
Từ xưa đến nay chúng ta vẫn thường dùng câu chuyện Tấm-Cám để răn dạy các em học sinh về quy luật Nhân-Quả của đời sống: Gieo gió thì gặp bão, ở hiền thì gặp lành, làm điều ác thì chắc chắn sẽ có những kết cục đau thương..... Và nhân vật Tấm trong câu chuyện được xem như một thần tượng, một mẫu mực, một minh chứng cho sự "ở hiền-gặp lành".....
Tuy nhiên, theo tôi, chính nhân vật Tấm mới là người đáng bị lên án nhiều hơn trong câu chuyện này. Mẹ con Cám tính tình rất xấu, ganh ghét, đố kỵ, ích kỷ và độc ác, nhưng hành động trả thù của Tấm cũng độc ác không kém gì họ. Tấm đã giết chết Cám một cách vô cùng man rợ(dội nước sôi cho đến chết), lại còn băm nát xác để làm mắm gửi về cho dì ghẻ..... quá man rợ, quá giã man, mất hết tính người.....
Nếu đem luật pháp hiện tại để phân xử vụ án này thì cả 3 nhân vật Tấm-Cám-Dì Ghẻ đều bị tử hình là cái chắc.
Nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ một góc nhìn rất riêng về câu chuyện này:
Từ xưa đến nay chúng ta vẫn thường dùng câu chuyện Tấm-Cám để răn dạy các em học sinh về quy luật Nhân-Quả của đời sống: Gieo gió thì gặp bão, ở hiền thì gặp lành, làm điều ác thì chắc chắn sẽ có những kết cục đau thương..... Và nhân vật Tấm trong câu chuyện được xem như một thần tượng, một mẫu mực, một minh chứng cho sự "ở hiền-gặp lành".....
Tuy nhiên, theo tôi, chính nhân vật Tấm mới là người đáng bị lên án nhiều hơn trong câu chuyện này. Mẹ con Cám tính tình rất xấu, ganh ghét, đố kỵ, ích kỷ và độc ác, nhưng hành động trả thù của Tấm cũng độc ác không kém gì họ. Tấm đã giết chết Cám một cách vô cùng man rợ(dội nước sôi cho đến chết), lại còn băm nát xác để làm mắm gửi về cho dì ghẻ..... quá man rợ, quá giã man, mất hết tính người.....
Nếu đem luật pháp hiện tại để phân xử vụ án này thì cả 3 nhân vật Tấm-Cám-Dì Ghẻ đều bị tử hình là cái chắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét