Giới thiệu về blog

Đây là blog của gia đình Văn Tác và Mai Trâm, được thiết lập nhằm mục đích lưu lại những kỷ niệm đẹp trong đời sống của gia đình bé nhỏ Văn-Mai. Ngoài những hình ảnh và video, blog còn chứa đựng của hồi môn dành riêng cho 3 cô công chúa nhỏ: Mẫn Châu - Hải Ngân và Ái Thi. Của hồi môn này là tập hợp những bài viết hay, có tính nhân văn cao mà Văn Tác đã sưu tầm trong suốt cuộc đời của mình.....

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Cuộc sống của 'tổng thống nghèo nhất thế giới'

Đương kim tổng thống Uruguay sống trong một nhà tranh giữa nông trại bụi bặm, tặng 90% lương cho các tổ chức từ thiện và làm việc trên đồng ruộng hàng ngày.

Tổng thống Jose Mujica
Hàng ngày Tổng thống Jose Mujica làm công việc của nông dân trên nông trại ở ngoại ô thủ đô Montevideo. Ảnh: Elcomercio.com.
Quần áo được phơi bên ngoài ngôi nhà tranh tuềnh toàng. Một giếng trong sân cung cấp nước. Cỏ dại mọc kín mặt sân. Chỉ hai cảnh sát và Manuela, một con chó ba chân, canh gác bên ngoài nông trại.
Đó là nơi ở của ông Jose Mujica, tổng thống Uruguay. Lối sống của ông tương phản rõ rệt so với phần lớn các nguyên thủ trên hành tinh.
Mujica tránh xa ngôi nhà sang trọng mà chính phủ Uruguay dành cho nguyên thủ quốc gia và chuyển tới nông trại của vợ trên một con đường bụi bặm bên ngoài thủ đô Montevideo.
Lối sống khắc khổ này, cộng với việc Mujica tặng khoảng 90% lương hàng tháng của tổng thống – tương đương 12.000 USD – cho các tổ chức từ thiện, khiến giới truyền thông gọi ông là “tổng thống nghèo nhất thế giới”, BBC cho biết.
“Tôi đã sống như thế trong phần lớn cuộc đời và tôi có thể sống tốt với những thứ mà tôi có”, ông nói khi ngồi trên một chiếc ghế cũ trong vườn. Chiếc đệm trên ghế là chỗ nằm mà chó Manuela rất thích.
Phần lương mà ông giữ lại chỉ tương đương với mức thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Uruguay, tức là 775 USD.
Vào năm 2010, Mujica tuyên bố trị giá tài sản cá nhân của ông là 1.800 USD, giá trị của chiếc xe hơi Volkswagen Beetle 1987. Tại Uruguay, một quan chức đều phải kê khai tài sản cá nhân.
Trong bản kê khai tài sản cá nhân năm nay, ông bổ sung một nửa tài sản của vợ - bao gồm đất, máy kéo và một ngôi nhà – vào danh sách. Vì thế giá trị tài sản của ông tăng lên 215.000 USD, bằng khoảng 2/3 tài sản của Phó tổng thống Danilo Astori và 1/3 tài sản của Tabare Vasquez, người tiền nhiệm của ông.
Tổng thống Mujica từng tham gia lực lượng du kích Tupamaros chống chính phủ trong thập niên 60 và 70. Ông hứng chịu 6 viên đạn và bị giam 14 lần. Mãi tới năm 1985, khi nền dân chủ quay trở về Uruguay, ông mới được thả. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2009, ông tranh cử và giành chiến thắng.
Công dân số một của Uruguay nói rằng khoảng thời gian sống trong tù đã giúp ông tạo dựng quan điểm sống.
“Người ta gọi tôi là tổng thốngnghèo nhất, nhưng tôi không cảm thấy nghèo. Người nghèo là người chỉ cố gắng làm việc để duy trì một lối sống tốn kém và họ luôn muốn nhiều tiền hơn. Đây là vấn đề tự do. Nếu bạn không có nhiều tài sản, bạn sẽ không phải làm việc cả đời như nô lệ để giữ đống tài sản. Vì thế bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân”, Mujica lập luận.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp

Cất tiếng khóc chào đời không may mắn như bao đứa trẻ khác, Lê Thị Thắm không có cả hai cánh tay do di chứng chất độc da cam truyền từ đời trước. 15 tuổi, cũng chừng ấy thời gian mà cô bé gầy gò, nhỏ thó này vươn lên chiến thắng nỗi đau, số phận bằng nghị lực phi thường.
Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay. Cái khó ấy lại ập vào một cô gái nhà nghèo ở vùng quê heo hút - thôn 9 Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) thì nỗi đau, bất hạnh càng nhân lên. Bao giọt nước mắt của Thắm, của gia đình, của người đời xót thương em đã chảy.
Không chấp nhận nỗi đau, Lê Thị Thắm đã vươn lên hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, làm nên những điều kỳ diệu, phi thường. Chỉ bằng đôi chân, Thắm đã tập luyện, viết được chữ, soạn thảo thành thạo văn bản trên máy vi tính, chải tóc, nhặt được rau cho mẹ và nhiều công việc trong sinh hoạt thường ngày.
Đặc biệt, em đã nhiều lần được nhà trường chọn đi thi giải học sinh viết chữ đẹp và đạt giải… cùng với đó là nhiều bằng khen, giấy khen và nhiều giải thưởng khác.
Nhưng rồi, việc tập luyện và những nỗi vất vả trong cuộc sống, cùng với di chứng của chất độc dioxin đã khiến em bị vẹo cột sống. Đôi chân thần kỳ của em giờ cũng bên ngắn, bên dài. Bàn chân trái cầm bút viết đã dài hơn bàn chân phải. 15 tuổi, nhưng em chỉ cao chưa đầy 1,4m và nặng chỉ 26kg.
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
 Ở lớp 9B, trường THCS Đông Ninh (Đông Sơn - Thanh Hóa), Thắm được giáo viên cho ngồi trên một chiếc ghế cao gần bằng bàn để học tập
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Thắm khéo léo dùng chân mở cặp và lấy sách ra học bài
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Chữ của Thắm viết rất đẹp
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Thắm đọc một đoạn hội thoại tiếng Anh cùng với bạn trong lớp
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Em khéo léo dùng hai bàn chân nắp bút lại sau tiết học
 Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Thắm vui vẻ chuyện trò cùng các bạn trong lớp 9B
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Ở lớp, Thắm được giáo viên tận tình hướng dẫn học bài
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Đôi chân của Thắm còn có thể chải tóc...
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
... thậm chí nhặt rau giúp mẹ làm cơm
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Thắm dùng chân mở máy vi tính
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Và soạn thảo văn bản rất thành thạo
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Bằng khen, giấy khen và các chứng nhận giải thưởng của Thắm được treo ngay ngắn trên tường
Cô bé không tay viết chữ siêu đẹp, Tin tức trong ngày, cau be khong tay, cau be chim canh cut, lam viec ban chan, viet chu bang chan, quet nha bang chan, nguoi tan tat, an com bang chan, hoc sinh gioi, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Nguôi đi nỗi đau sinh con ra không có cả hai cánh tay, chị Tình hiện rõ nỗi buồn khi nhìn đứa con gái càng lớn càng bị vẹo cột sống và hai chân không đều nhau

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Thử suy nghĩ tích cực



Điều gì mình không muốn người ta biết thì đừng làm. Còn đã làm rồi thì đừng mong giấu tuyệt đối.
Với ý nghĩ, người ta có thể muốn được đủ thứ chuyện. Nhưng khi hành động, người ta chỉ có thể thực hiện được một phần những gì mình nghĩ.
Vợ tôi chỉ có hotdogs chiều nay, tôi không phiền cho rằng nàng lười nấu nướng, mà phải vui vì nàng không ra đường cặp kè với ai khác. Cảm ơn Trời, tôi vẫn còn có một người vợ tốt...
Chồng tôi cứ ngồi salon coi TV, tôi không buồn vì chàng vẫn ở nhà với tôi, thay vì ra bar nhậu nhẹt tốn tiền rồi đánh lộn, say rượu lái xe... Cảm ơn Trời tôi vẫn còn người chồng tốt, vẫn hơn chị bạn tôi đang sống thui thủi một mình.
Con gái tôi cằn nhằn vì bị bắt rửa chén.  Tôi không phiền vì nó vẫn còn là đứa con ngoan không ra đường lêu lỏng.
Sau buổi party khi các bạn đã ra về tôi phải cực nhọc lau chùi, nhưng vui vì tôi có được một vòng rào bạn hữu.
Quần áo lúc này hơi chật, nhưng tôi không than phiền vì điều đó có nghĩa là tôi được no nê sung túc.
Đi giữa trời đứng bóng nóng nực tôi không buồn phiền vì được sống thong thả tự do dưới ánh mặt trời.
Sân cỏ cần được cắt, cửa sổ cần được lau chùi và bao nhiêu công việc nhà đang chờ đợi nhưng tôi không phiền lòng than thở vì tôi vẫn còn được một mái nhà cho gia đình mình.
Bãi đậu xe chật ních, tôi chỉ tìm được một chỗ đậu xa lắc xa lơ, nhưng vui vì mình còn có một cái xe để di chuyển và còn mạnh khỏe để đi bộ.
Tiền chi phí sưởi cho mùa đông này cao quá, nhưng tôi không than thở vì tôi vẫn còn được sưởi ấm, so với những người phải sống trong giá lạnh.
Ở trong nhà thờ, cái bà đứng sau tôi hát sai điệu nhạc hết trơn nhưng tôi không lấy làm phiền vì thính giác của mình vẫn còn tốt trong khi kẻ khác không còn khà năng nghe được.
Đồ đạc quần áo chất đống để chờ tôi giặt, ủi, nhưng tôi không phiền vì mình vẫn còn có nhiều quần áo để mặc.
Sau một ngày làm việc tôi mệt mỏi và đau nhức các bắp thịt, nhưng tôi vui vì mình vẫn còn có khả năng làm được những việc nặng nhọc.
Buổi sáng ngủ ngon mà bị đồng hồ báo thức, đáng lẽ phải càu nhàu, nhưng tôi vui vì biết mình còn sống.
Với những người làm việc chung với tôi, có nhiều tính khí khác lạ, tôi không phiền vì chính nhờ họ mà công việc không trở nên buồn tẻ mà trái lại thêm thích thú.
Nhận được nhiều e-mail quá tôi không phiền, vì điều đó chứng tỏ rằng tôi có nhiều bạn.
Và cuối cùng, xin cho con biết tạ ơn Chúa trong mọi sự.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Mọi việc cha làm đều vì gia đình

Hãy tự bằng lòng và học cách quan tâm đến người thân, để một mai thức dậy ta có thêm động lực để sống.

Cha là một người chăm chỉ. Ông thường giao bánh mì kiếm sống để nuôi vợ và ba đứa con. Ông cũng dành các buổi tối trau dồi kiến thức, với hy vọng ngày nào đó ông sẽ có một công việc tốt hơn. Cha hầu như không ăn một bữa nào cùng với gia đình, ngoại trừ chủ nhật. Ông làm việc và học rất chăm chỉ, bởi ông muốn mọi thứ tốt nhất cho gia đình bé nhỏ của mình.
Cứ mỗi lần mẹ than phiền cha không dành thời gian cho gia đình thì ông giải thích là mọi thứ ông làm đều dành cho mọi người. Cha cũng thú nhận mong muốn dành nhiều thời gian cho gia đình hơn là làm việc.
Với tất cả nỗ lực, cha đã hoàn thành xuất sắc và vượt qua kỳ thi nhanh chóng. Ngay sau đó, cha cũng tìm được một công việc như ý. Một giám sát viên với mức lương ngoài mong đợi. Giống như một giấc mơ trở thành sự thật. Bây giờ cha đủ khả năng để mang đến cho gia đình một cuộc sống khác. Như quần áo đẹp, giầy dép, thức ăn ngon và những kỳ nghỉ ở nước ngoài.
Tuy nhiên, những người thân trong gia đình hầu như không thể gặp cha trong suốt cả tuần. Cha tiếp tục làm việc chăm chỉ, hy vọng được đề bạt vào vị trí của người quản lý. Trên thực tế, để là một ứng cử viên sáng giá cho vị trí này, cha phải tham gia một khóa học khác tại một trường đại học ở nước ngoài.
Một lần nữa, bất cứ khi người vợ phàn nàn, ông đều nói rằng việc ông đang làm là cho gia đình. Nhưng trong tâm trí mình, ông luôn mong có thể dành thời gian cho người thân yêu nhiều hơn.
Cuối cùng sự chăm chỉ của người cha cũng được đền đáp. Ông đã được thăng chức và quyết định thuê một người giúp việc để giảm bớt việc nhà cho người vợ. Bên cạnh đó, một chung cư với các tiện nghi thoải mái sẽ là nơi sinh hoạt mới của gia đình.
Từng trải qua nhiều khó khăn để có được những thành tựu như bây giờ, cha lại tiếp tục nghiên cứu và muốn được thăng tiến hơn. Gia đình vẫn không gặp được ông. Thực tế, đôi khi cha phải làm việc vào cả ngày chủ nhật. Một lần nữa, ông lại giải thích với tất cả rằng mọi thứ ông làm là vì họ. Và như một thói quen, ông chia sẻ mong muốn sẽ có thời gian cho gia đình.
Đúng dự kiến, công việc vất vả của cha đã được đền đáp bằng một căn hộ chung cư đẹp nhìn ra bờ biển. Vào tối chủ nhật đầu tiên ở nhà mới, cha tuyên bố với gia đình rằng ông quyết định không tham gia các khóa học nữa và cũng sẽ không cố gắng cho bất cứ sự thăng tiến nào. Từ đó về sau ông sẽ dành nhiều thời gian cho gia đình hơn. Nhưng ngay sáng hôm sau, cha đã không thể thức dậy nữa.
Ngày nay chúng ta thường mải chạy theo cuộc sống, theo sự xa hoa đi kèm với nó. Tất cả mọi người đều mong muốn làm được những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân. Con người luôn nỗ lực không ngừng cho một mục đích đó. Nhưng với vòng quay của cuộc sống thì ước mơ đó chưa bao giờ là trọn vẹn.
Dù kết quả đạt được chưa xứng đáng thì bản thân ta không phủ nhận được sự cố gắng và tâm trí đã đặt vào đó. Hãy biết tự bằng lòng và học cách quan tâm đến những người thân, những người xung quanh mình, để một mai thức dậy ta có thêm động lực để sống.

 

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Lời cảnh báo đáng suy tư: Tâm sự của một cựu Linh Mục

Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.

Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng, quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”.

Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát trên. Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý. Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra trên đất nước tự do này. Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện lên họ tới Tối Cao Pháp Viện chứ chơi à.

Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.

Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”. Cuốn sách trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì ? ”.

Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. Càng ngày tôi cũng càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh và kiêu căng với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý Chúa Cha. Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn của cuộc sống quay cuồng chung quanh.

Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính. Chính sự cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh.

Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã viết trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” :

Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên Chúa. Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rõ Ngài là Đấng Sáng Tạo và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí “dò thấu mọi sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 10), cũng như dò thấu những gì bí mật của tâm hồn. Trong việc cầu nguyện, trước hết, Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin tưởng”.

Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi.

Lời bàn: Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ. Bao nhiêu lần tôi đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo làm chuyện khác. Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của tôi.

Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa. Sống như điên, cày như điên như thế có phải là cuộc sống được chúc phúc không.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Thiếu gia đất mỏ bán cơm 5.000 đồng

 Từ một thanh niên rất "chơi bời", mua sắm không tiếc tiền, Trung bỗng thay tính đổi nết và luôn đau đáu với các bệnh nhân nghèo. Suất cơm 5.000 đồng hay bữa cháo miễn phí của Trung đã mang lại niềm vui cho nhiều người.

> Quán cơm 5.000 đồng ở Hà Nội

Thứ bảy và chủ nhật, quán cơm bình dân di động của Nguyễn Thành Trung (24 tuổi, quê Quảng Ninh) lại đến với các bệnh nhân ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Ngoài ra, cứ hai tuần một lần, Trung cùng các tình nguyện viên đến biếu cơm miễn phí cho bệnh nhân ở Bệnh viện K. Trước đó, quán cơm 5.000 đồng của chàng trai đất mỏ Quảng Ninh này "đóng đô" ở cổng sau của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Với Trung, Bệnh viện Nhi và Bệnh viện K là hai nơi cậu mong muốn được chia sẻ nhất. Trung lý giải, Bệnh viện Nhi là nơi những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời còn Bệnh viện K đón bệnh nhân nặng sắp ra đi. Bởi vậy, khi không được Bệnh viện Nhi Trung ương cho phép bán cơm 5.000 đồng ở cổng, thiếu gia này đã khóc...
Một lần tình cờ xem bức ảnh ông cụ đói lả nằm co quắp trên cầu Thanh Trì được chia sẻ trên mạng, Trung xúc động và cảm thương cho những hoàn cảnh khó khăn. Ý tưởng phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo của cậu ra đời từ đó. Ban đầu, định phát cơm miễn phí nhưng nhiều người khuyên làm theo mô hình cơm 2.000 đồng trong TP HCM để người mua cảm thấy thoải mái, cậu bắt đầu lên kế hoạch.


Không chỉ bạn bè, người thân mà ngay bản thân Trung cũng không ngờ cậu thanh niên ăn chơi ngày nào lại thay đổi đến vậy. Ảnh: NVCC.
Để ý tưởng thành hiện thực, Trung lặn lội vào TP HCM để học hỏi kinh nghiệm và tham khảo mô hình quán cơm 2.000 đồng. Thấy không đủ tiền và hình thức đó không phù hợp ở Hà Nội nên Trung quyết định làm theo ý mình.
Khi mới bắt tay vào làm cơm di động 5.000 đồng, Trung vừa ra trường và đang đi làm ở cửa hàng điện thoại. Toàn bộ 20 triệu đồng tích cóp được, Trung dành 10 triệu mua đồ dùng nấu ăn, đóng 3 tháng tiền thuê nhà trên đường Láng và chỉ còn vỏn vẹn 2 triệu đồng để mua rau, thức ăn.
Nhớ lại những ngày đầu tiên, "ông chủ" trẻ cười híp mắt và luôn miệng nói "khó khăn lắm, giờ nhắc tới vẫn buồn cười". Vừa nói, thân hình gày gò vừa trải qua phẫu thuật của Trung lại rung lên theo tiếng cười vui vẻ. Khuôn mặt nhỏ cùng cặp kính to màu đen trở nên "sinh động" nhờ nụ cười tươi.
Thức dậy từ 3h sáng, Trung lục đục cắm hai nồi cơm to để kịp chín. 4h, cậu cùng hai người bạn gái ra chợ Ngã Tư Sở mua đồ về nấu. Mỗi người chịu trách nhiệm một khâu, riêng Trung nhận phần nấu ăn. Ngày còn học ở nước ngoài, cậu thường xuyên phải nấu cơm nên công việc này với Trung là bình thường.
Trước đó, cả ba cùng lên thực đơn và liệt kê xem cần mua thứ gì, số lượng bao nhiêu khi chỉ có 2 triệu đồng. Không có tiền mua bếp gas, Trung dùng tạm 4 bếp than được một chị ủng hộ. Hôm Trung nhờ bạn lấy ôtô xịn chở bếp than, bát đũa đến, ai cũng phì cười vì không ngờ một thiếu gia như Trung lại "đồng nát" đến thế. Để tiết kiệm, Trung còn định mang than từ dưới quê Quảng Ninh lên.
Hôm đầu may nhờ có bà hàng xóm quen dùng bếp lò nhóm giúp, nếu không ba người loay hoay mãi không nổi lửa lên được. Bữa cơm đầu tiên có 67 suất gồm các món: trứng rán, canh rau ngót, thịt gà, lợn kho và đậu rán. Loay hoay mãi tới tận 10h30 mới xong. Trước khi mang cơm đến viện, một người được phân công đến phát phiếu ăn cho người bệnh.
Nhiều bệnh nhân và người nhà quen đồ ăn ở quán của Trung cứ tới thứ bảy, chủ nhật lại ra xếp hàng mua cơm. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhắc đến kỷ niệm bán cơm, Trung cho biết, lần đầu thấy rất ngại khi 3 người ôm thùng xốp to đứng trước cổng viện trước ánh mắt nhìn tò mò, lạ lẫm của mọi người. "Quan trọng nhất là vượt qua được cái Tôi. Một thanh niên ăn mặc sạch đẹp đứng ôm thùng xốp dán tờ giấy in chữ bán cơm có ngượng không? Tuy nhiên lúc nhìn thấy bệnh nhân chạy ra lấy cơm, cảm giác ấy không còn nữa", Trung nói.
Suốt những ngày bán cơm ở cổng Bệnh viện Nhi, hình ảnh bệnh nhân nghèo khổ và nụ cười hạnh phúc của họ khi nhận hộp cơm giá rẻ hay những âu cháo miễn phí nhưng đủ chất khiến Trung nhớ mãi. Có lần, một phụ nữ dân tộc mang phiếu cơm đến nhưng không có tiền mua. Trung liền xới cơm và gắp đồ ăn vào hộp biếu hai mẹ con. Lần khác, chứng kiến bà cụ 80 tuổi lập cập đi mua cơm, Trung lại chạnh lòng xót xa nhớ tới bà mình ở quê.
Dù mưa hay nắng, cứ thứ 7, chủ nhật hàng tuần, quán cơm di động của Trung lại đều đặn xuất hiện. Có hôm mưa bão, Trung và nhóm bạn vẫn mang cơm đến. Tới nơi thấy bệnh nhân và người nhà đang đứng đợi, cả nhóm cảm động rơi nước mắt.
"Cảm giác khó tả lắm. Chỉ biết rằng em thấy hạnh phúc. Nhiều người khổ quá", cậu thanh niên 24 tuổi tâm sự.
Hai tháng bán cơm ở cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, quán cơm của Trung bị bệnh viện đuổi với lý do "căng tin không bán được hàng". Cơm, canh đã chuẩn bị sẵn mà không được bán, Trung ức phát khóc. Đến giờ mua cơm không thấy xe đến, bệnh nhân nhắn tin, gọi điện tới hỏi thăm. Tin nhắn nghi ngờ nhóm lừa đảo khiến Trung thấy đau đớn, cảm giác mình phụ lòng của những người nghèo khổ.

Bệnh nhân xếp hàng mua cơm 5.000 đồng dưới trời nắng nóng. Ảnh: Hoàng Hà.
Không được bán ở Bệnh viện Nhi, Trung chở cơm sang bán ở Bệnh viện Thanh Nhàn và sau đó là phát miễn phí ở Bệnh viện K. Thời điểm đó, nhóm nấu cơm của Trung đã phát triển rộng với nhiều thành viên tham gia. "Ông chủ" trẻ phải phân công các bạn làm theo ca, ca sáng chịu trách nhiệm nấu, ca sau dọn dẹp và "phục vụ" lại các bạn đi làm buổi sáng. Dựa vào đơn đăng ký ghi rõ khả năng làm được việc gì, Trung sẽ chốt lịch hàng tuần và sắp xếp các tình nguyện viên tham gia.
Mọi công việc đều do Trung tự tay lên kế hoạch lo liệu rồi vào bếp nấu. Cậu bảo, chưa yên tâm giao cho ai đó đỡ đần công việc. Đợt Trung phải nằm viện vì phẫu thuật khối u, bạn bè quen trên Facebook khi biết công việc của cậu tìm đến bệnh viện thăm.
"Có đôi vợ chồng trung tuổi ở Hà Nội đến thăm em. Hai bác nói một câu khiến em thấy mình phải bình phục nhanh để còn tiếp tục công việc giang dở. Bác ấy dặn: 'Cháu hãy cố gắng ăn uống để có sức khỏe. Còn nhiều người vẫn đang chờ cháu giúp đỡ", Trung kể lại.
Đến giờ người thân, bạn bè và bản thân Trung vẫn bất ngờ khi cậu bỗng dưng thay đổi không ngờ. Trung thừa nhận, trước đây rất "chơi bời". Thú vui lớn nhất của cậu là mua sắm và đi du lịch. Mỗi lần đi shopping, cậu không tiếc tiền nhưng giờ, mỗi lần định mua cái áo, đôi giày hàng hiệu, cậu lại tiếc rẻ nghĩ số tiền ấy có thể nấu được bao nhiêu suất cơm cho người nghèo.
Mới đây, Trung cùng nhóm tình nguyện của mình tới tặng quần áo mới, sách vở cho các em nhỏ làng chài Vông Viêng (Hạ Long). Ảnh: NVCC.
"Không ai nghĩ em thay đổi như vậy. Bản thân em cũng không hiểu và chỉ cảm thấy mình bớt bồng bột, điềm đạm hơn và vui khi nhìn thấy nụ cười của những người nghèo khổ em giúp", Trung chia sẻ.
Sinh ra trong một gia đình có điều kiện ở Quảng Ninh, sau một thời gian "bươn chải" ở Hà Nội, Trung về tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Cậu tâm sự, trước đây chỉ mong có nhiều tiền để làm từ thiện còn giờ chỉ ước có nhiều thời gian để đi được nhiều nơi. Năm học mới này, cậu cùng nhóm tình nguyện đi tặng sách vở và quần áo cho các em nhỏ ở làng chài Vông Viêng (Quảng Ninh). Mới đây, cậu cũng lên tận Lào Cai để chia sẻ với người dân nghèo. Trung thu tới, cậu cũng có kế hoạch tổ chức vui chơi cho trẻ nhỏ.
Biết công việc này của Trung, bố mẹ và người thân ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất. Trung sợ nhất nước mắt của mẹ và chính bà lý do để cậu "quay đầu"... Nói đến dự định tương lai, cậu ước sẽ mở được quán ăn giá rẻ bán cơm một tuần ba buổi cho người nghèo, riêng thứ 7 sẽ phát cơm miễn phí ở bệnh viện. Trong thâm tâm, cậu vẫn áy náy vì không được đưa cơm tới Bệnh viện Nhi.
Bình Minh

Trẻ mồ côi ăn 'nhà hàng' hai lần một tuần

Chiều đến, thấy bóng các anh, chị học sinh mang đồ ăn tới, các em nhỏ ở làng trẻ Hòa Bình (Hà Nội) lại vui mừng chạy ra đón. Các cô cậu ăn ngấu nghiến các món vừa quyên được từ nhà hàng, khách sạn trong thành phố.

 

 


Thảo tới cửa hàng thu gom bánh sandwich. Ảnh: Bình Minh.
14h chiều thứ 7, Thảo (lớp 11 chuyên Anh 2, THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) lại đến tiệm bánh quen thuộc nhận những chiếc sandwich đã được đóng cẩn thận trong túi giấy. Treo đủ 20 túi bánh lên ghi đông xe đạp, cô nàng phóng nhanh tới địa điểm khác, nơi có các bạn trong nhóm đang đợi lấy đồ ăn.
Công việc đi thu gom thức ăn đã quen thuộc với nhóm Thảo suốt 3 tuần qua. Kể từ lúc bắt tay làm dự án mang đồ ăn tới trẻ em khuyết tật, nữ sinh chuyên Anh thấy mình trưởng thành, thêm trân trọng cuộc sống và sự sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh.
* Clip: Học sinh cấp 3 đi xin đồ ăn cho trẻ mồ côi
Cuối tháng 9, nhóm Spotlight của Thảo gồm 3 học sinh chuyên ĐH Sư phạm và 3 bạn đến từ THPT chuyên Hà Nội Amsterdam nộp đơn tham dự cuộc thi lập dự án ngân hàng thức ăn do một tổ chức phi lợi nhuận phát động cho học sinh trung học. Mô hình ngân hàng thức ăn rất phổ biến ở nước ngoài nhưng tại Việt Nam, điều này vẫn còn mới mẻ.
Nhận thấy hầu hết các nhà hàng và tiệm bánh dư ra lượng lớn đồ ăn chưa sử dụng vào cuối ngày, Thảo cùng các bạn lập kế hoạch đi xin. Mô hình đưa ra cho các nhóm dự thi giống nhau, chỉ khác ở đối tượng hướng đến. Trong khi các nhóm khác chọn bệnh viện và trung tâm dành cho người HIV/AIDS, nhóm Thảo chọn làng trẻ Hòa Bình với 150 em khuyết tật cùng người già neo đơn.
Trước khi chọn địa điểm trên, nhóm đã đi thực tế và chứng kiến bữa ăn đạm bạc hàng ngày của các em nhỏ chỉ có hai miếng giò cùng bát canh. Bữa cơm nhàm chán khiến nhiều em không muốn ăn, thậm chí khóc thét mỗi khi bị bắt ngồi vào bàn. Điều này càng khiến các học sinh thêm quyết tâm đi xin đồ ăn.
Sau khi đi lấy đồ ăn từ các nhà hàng, tiệm bánh, các nhóm sẽ tập hợp để kiểm tra trước khi mang tới làng trẻ Hòa Bình. Ảnh: Bình Minh.
Trực tiếp đi xin nhà tài trợ, các thành viên trong nhóm của Thảo được trải nghiệm cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ khi bị đuổi và tủi thân lúc bị từ chối. Mới đầu, cả nhóm 6 người phân công từng đôi một tới các nhà hàng "đặt vấn đề" nhưng ngay khi thấy các bạn trẻ nhắc tới cụm từ "đồ ăn thừa", người quản lý ở đó đã xua đuổi vì cho rằng lấy thức ăn thừa đem cho người khác là "không nhân đạo".
Chưa kịp giải thích, Thảo và cô bạn Phương Anh đã bị tống ra ngoài. Ở nơi khác, không bị đuổi nhưng hai cô gái nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm vì "mặt non choẹt, ý tưởng mơ hồ và vớ vẩn như trò đùa của trẻ con".
"Bản thân chúng em ban đầu cũng chưa hiểu đúng thức ăn thừa là thế nào nhưng sau tìm hiểu mới rõ đó là những đồ ăn chưa dùng tới. Cuối ngày, nhà hàng hoặc tiệm bánh sẽ đổ đồ không bán hết đi. Chúng em tới xin và mang về cho trẻ em nghèo", Thảo giải thích.
Sau những lần "tay không" đi xin và bị đuổi, các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm rồi bắt đầu trình bày ý tưởng ra giấy, in thư mời tài trợ gửi cho các nhà hàng hay xin số liên lạc để đặt lịch hẹn. Suốt hai tuần đầu, cả nhóm gọi điện tới hơn 40 địa chỉ và trực tiếp đến các nhà hàng tiệm bánh trong thành phố nhưng chỉ nhận được lời từ chối.
Nhớ lại thời điểm khởi đầu ấy, cô học trò đeo kính cận hiền lành kể: "Thời gian đó, chiều nào nhóm cũng chia thành từng cặp đi xin. Học buổi sáng xong, buổi trưa chúng em ăn qua loa rồi đi xe đạp, thậm chí cuốc bộ tới các nhà hàng, quán ăn".
Để dễ dàng bắt chuyện với quản lý, mỗi khi tới tiệm bánh nào, Thảo và Phương Anh lại bỏ tiền túi ra mua một món đồ rồi sau đó mới lôi bản kế hoạch ra trình bày với chủ quán. Một buổi chiều, hai cô nàng "ghé thăm" hàng chục nhà hàng, tiệm bánh để đổi lấy lời hẹn "xem xét". Lắm hôm, khi ra về cả hai chẳng còn đồng nào trong túi.
Phương Anh cho biết thêm, "lộ phí" này là tiền tiết kiệm ăn sáng, tiêu vặt, lắm khi lấy cả tiền mừng tuổi ra dùng. Kiên trì suốt hai tuần không kết quả trong khi ngày thuyết trình dự án sắp tới, cả nhóm bắt đầu uể oải. Đang trong lúc chán nản, nhóm nhận được lời đồng ý hẹn của một nhà hàng.
"Chúng em mừng quýnh và hét lên sung sướng. Mọi người bàn nhau xem hôm gặp họ nên mặc gì cho lịch sự. Chúng em còn lựa chọn xem bạn nào trong nhóm có khuôn mặt người lớn, giọng nói không choe chóe. Trước khi đi, cùng phải luyện tập nói chuyện và thể hiện sao cho khéo léo", Phương Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, hôm có lịch hẹn thì các thành viên trong nhóm đều có việc bận nên phải hoãn đến hôm khác. Hôm ấy đến thì người hẹn lại bận họp và đi vắng khiến ai cũng thất vọng. Theo Phương Anh, họ từ chối vì không tin và chưa hiểu mục đích dự án. Nhiều nơi đồng ý cho đồ ăn thừa nhưng lại lo ngại nhóm bảo quản không tốt, khi đến tay người dùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng uy tín nhà hàng.
Khắc phục nhược điểm ấy, nhóm tuyển thêm tình nguyện viên phụ trách mảng an toàn thực phẩm là sinh viên ngành thực phẩm và các anh chị có kinh nghiệm quản lý nhà hàng, siêu thị. Những tình nguyện viên này có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồ ăn sau khi lấy từ nhà hàng xem còn dùng được nữa không. Sáng kiến ấy trở thành điểm mạnh trong bản dự án của nhóm Thảo.
Hiện tại, đã có hơn 5 địa chỉ nhận hỗ trợ đồ ăn cho dự án của Spotlight. Ngoài bánh ngọt, trong bữa ăn của các em giờ có thêm đồ ăn nhanh, bún cùng nhiều loại thực phẩm khác. Mỗi thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, thấy bóng các anh, chị mang đồ ăn tới, các em nhỏ lại vui mừng chạy ra đón.

Các tình nguyện viên cùng chung tay phân loại thức ăn xin được. Ảnh: Bình Minh.
Thảo cho hay, so với các nhóm khác, dự án của Spotlight ấn tượng vì mang tính dài hơi, có ban kiểm tra thực phẩm và thức ăn đa dạng. Bận rộn với lịch học ở trường và sắp thi đại học, nhóm hướng tới là cầu nối giữa các nhà hàng và làng trẻ Hòa Bình. Những lúc các bạn trẻ bận không đi lấy đồ ăn được, người ở làng trẻ sẽ tới địa điểm hỗ trợ thức ăn để chuyển về.
Trước khi đến với cuộc thi, 6 thành viên của Spotlight nghĩ tham gia cho vui và cốt để học cách điều hành dự án. Tuy nhiên, càng về sau các bạn trẻ nhận thấy việc chiến thắng cuộc thi hay không không còn quan trọng.
Thảo và Phương Anh thừa nhận, thời gian đầu việc đi xin đồ ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập. Sáng đi học, chiều đi xin, tối về cả nhóm họp qua mạng. Nhiều hôm đến lớp, mệt mỏi và buồn ngủ, các thành viên gục xuống bàn. Tranh thủ giờ ra chơi, các bạn trẻ lại túm tụm bàn bạc.
Bố mẹ Thảo không những ủng hộ về tinh thần mà cả vật chất cho con gái. Một số bạn trong nhóm mãi tới khi dự án "xuôi chèo" mới dám tiết lộ với phụ huynh. Công việc này càng khiến các bạn trẻ thêm trân trọng mỗi bữa ăn của mình. "Trước đây, ở nhà hoặc ra ngoài ăn, em toàn để thừa. Đi ăn buffet cũng lấy nhiều, không ăn hết lại bỏ đi, nhưng từ lúc làm dự án em chẳng dám hoang phí đồ ăn nữa", Thảo tâm sự.
Bình Minh
The VNExpress.net

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Bài thơ bất hủ về cuộc sống

!!!
Dù đục dù trong ,con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp ,cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ
Ta hay chê cuộc đời méo mó
Tại sao ta không tròn tự trong tâm
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy nầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Có thể nào ta nhận ra ta
Ai trong đời đều có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc ,cũng như cuộc đời này vậy
Không chi dành cho một, riêng ai.
ST.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Từ đáy xã hội thành người giàu nhất Trung Quốc

42 tuổi vẫn còn nghèo rớt, nhưng 20 năm sau Zong Qinghou trở thành người giàu nhất Trung Quốc với tài sản trị giá hơn 20 tỷ USD. 

20 năm trước, khi Zong Qinghou 42 tuổi, ông thuộc dạng nghèo "rớt mồng tơi" và xoay xở kiếm sống bằng cách bán nước ngọt, kem que ở các cổng trường. Thời gian đó, ông kiếm được khoảng 8 USD một tháng, thấp hơn cả mức lương của một phần ba dân số Trung Quốc. Thường xuyên cháy túi đến nỗi có lần ông phải ngủ bờ ngủ bụi vì không có tiền thuê nhà trọ.
Thế nhưng ngày nay khi đã 67 tuổi, Zong đã thành doanh nhân thành đạt, ông trùm ngành nước giải khát và là người giàu nhất tại Trung Quốc đại lục. Tính đến tháng 10 này, tài sản của ông được Bloomberg định giá ở 20,1 tỷ USD, giàu thứ 30 thế giới.
Zong Qinghou
Zong Qinghou và con gái Kelly Zong, người sẽ thừa kế gia sản của Zong trong tương lai. Ảnh: AP
Ngay cả tại một đất nước vừa trải qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ, thì câu chuyện từ trắng tay thành giàu cự vạn như của Zong cũng được xem là kỳ tích.
Sinh năm 1945, thời trẻ của Zong trôi qua chủ yếu trên cánh đồng và không có nổi tấm bằng trung học. "Trong một thời gian dài, tôi thường xuyên thiếu tiền mua cái ăn thứ mặc. Có thể nói tôi đã từ dưới đáy xã hội ngoi lên", Zong nói khi hồi tưởng về thời trẻ của mình.
Zong Qinghou cũng đã chứng kiến Cuộc Cách mạng Văn hóa dưới Mao Trạch Đông và dành nhiều thời gian nghiền ngẫm những quyển sách dạy cách cam chịu vượt qua khủng hoảng. Đến khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và đẩy mạnh kinh tế thị trường, Zong Qinghou cho rằng đã đến lúc làm giàu. Năm 1987, ông vay 22.000 USD từ họ hàng và cùng hai cộng sự mở một cửa hàng rau quả. Đây là bước khởi đầu của Zong để thành lập công ty Wahaha, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống sau này. Trong năm đầu tiên, Zong thu về khoản lợi nhuận 15.991 USD, gấp 50 lần thu nhập bình quân đầu người thời gian đó.
Việc kinh doanh của ông ngày càng phát đạt trong hai thập kỷ rưỡi tiếp theo, vào thời kỳ Trung Quốc tăng trưởng phi mã với tốc độ GDP mở rộng trên 10% mỗi năm. Công ty Wahaha của ông Zong đã thu hút lượng khách lớn nhờ việc tầng lớp nghèo ngày càng khấm khá.
Tỷ phú
Người giàu nhất Trung Quốc vẫn giữ phong cách giản dị do thói quen từ thời còn khốn khó. Ảnh: Bloomberg
Năm ngoái, Wahaha có doanh thu 11 tỷ USD, chiếm thị phần thứ 3 về đồ uống tại Trung Quốc, đứng sau Coca-Cola và thương hiệu Tingyi của Hong Kong. Zong dự đoán lợi nhuận sẽ còn tăng trưởng 60% trong năm nay. Hiện Zong, vợ và con gái nắm giữ 80% cổ phần của công ty.
Giờ đây khi làm chủ tịch của tập đoàn nước giải khát Wahaha, Zong vẫn duy trì phong cách đạm bạc và nhất quán. Ông thường ngủ nghỉ tại trụ sở chính của công ty đặt tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Triết Giang. Mỗi buổi trưa, ông xuống căng tin dưới tầng một để dùng bữa, chọn món ăn như các công nhân của mình.
Người đi đường nếu không biết mặt Zong Qinghou thường không liếc ông đến lần thứ 2 vì tỷ phú giàu nhất Trung Quốc chẳng có gì nổi bật. Không bao giờ có vệ sĩ, ông thường ra ngoài với một chiếc áo khoác màu tối, đi giày da trơn, tất cả đều là hàng nội địa. Zong Qinghou chỉ mua giày mới khi ai đó nhắc rằng giày mình đã cũ. Thứ xa xỉ nhất trên người vị doanh nhân này là chiếc đồng hồ Vacheron Constantin giá 48.000 USD, ông mua để thay chiếc Rolex cũ. "Nhiều người bảo tôi rằng Rolex chỉ dành cho nhà giàu mới nổi", ông cười cho biết.
"Khi còn nghèo, tôi luôn phải tìm cách vươn lên. Những kinh nghiệm đó giờ đây vẫn còn giúp ích tôi rất nhiều", ông chia sẻ với tờ Bloomberg.
Anh Đức

 

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Người mẹ phi thường tự mổ bụng để cứu con


Tình mẫu tử có thể cho con người ta sức mạnh kỳ diệu để làm nên những điều phi thường đến mức ngay cả khoa học hiện đại cũng không thể nào lý giải nổi.

Câu chuyện kể về Inés Ramírez, một người phụ nữ Mexico đau đẻ giữa đêm khuya, dám tự mổ bụng để lôi đứa con trai bé nhỏ ra trước khi cậu nhóc bị chết ngạt đã khiến tất cả các bác sĩ sản khoa tài năng nhất thế giới phải… há hốc miệng, trợn tròn mắt vì kinh ngạc.
Tự mổ đẻ bằng… dao thái thịt
Cả gia đình Inés Ramírez bao gồm 2 vợ chồng và 6 đứa con sống chen chúc trong một căn nhà một phòng lụp sụp, dựng chơ vơ nơi vùng núi Rio de Talea hẻo lánh ở phía nam Mexico. Cô lại còn đang mang thai đứa con thứ 7. Nhưng tất cả đều không lấy thế làm phiền lòng. Giống như bao gia đình khác ở vùng đất nghèo nàn này, họ quen với cuộc đời giản dị và hồn nhiên như cây cỏ. Ngôi làng nhỏ với dân số 500 người chỉ có mỗi một chiếc điện thoại và để đi từ nhà nọ sang nhà kia cũng phải mất cả giờ… băng đèo vượt suối.
Khi ấy, Inés Ramírez đang mang thai gần đến tháng thứ 8. Còn lâu mới đến ngày sinh theo dự kiến nên cô cũng không vội vã chuẩn bị gì. Vả lại cô từng “vượt cạn” đến cả nửa tá lần, với người phụ nữ chân chất này, đó cũng chẳng phải là chuyện ghê gớm lắm. Những lần trước, cô cũng chỉ cần nhờ sự giúp sức của một bà đỡ trong làng và sinh con ngay tại nhà.
Chị Inés Ramírez và cậu con trai kháu khỉnh. (Nguồn: theunnecesarean.com)

Thậm chí, có vài lần Inés Ramírez đau đẻ giữa đêm, mà đường sá thì quá xa xôi, không kịp gọi ai đến, chính chồng cô phải tự tay đỡ đẻ cho vợ mình. Vì thế khi những cơn đau bụng lâm râm bắt đầu xuất hiện, Inés Ramírez không mấy để tâm, loay hoay tiếp tục làm nốt vào công việc vặt. Lúc đó là tầm giữa trưa và chỉ có mấy mẹ con ở nhà. Chồng của cô đã ra quán rượu từ sáng sớm. Đó là thói quen của đám đàn ông ở vùng này. Những lúc rỗi việc, họ ngồi lê la, nhậu nhẹt suốt cả ngày, đến tận chiều, có khi tối mịt mới thèm về.
Trời về chiều, những cơn đau nhói có vẻ rõ ràng hơn. Dù còn quá sớm, nhưng bằng kinh nghiệm từ những lần trước, Inés Ramírez cũng đoán được mình sắp sinh con. Nhà cô dĩ nhiên là không có điện thoại và cả quán rượu cũng thế, mà muốn đi đến đó phải băng qua một đoạn đường núi rất dài. Lúc này, việc duy nhất cô có thể làn là cắn răng chịu đựng và hi vọng  “đức ông chồng” sẽ sớm trở về. Inés Ramírez đâu biết rằng, vào lúc đó, chồng cô đã say bí tỉ và lăn ra ngủ như chết ngay trên chiếu nhậu.
Mặt trời dần khuất sau ngọn núi, rồi màn đêm buông xuống rất nhanh. Từng cơn đau thúc vào co thắt tử cung càng lúc càng gấp rút. Inés Ramírez bắt đầu cảm thấy lo lắng. Trạm xá ở cách đây quá xa mà  một mình cô không thể vác cái bụng to, đi bộ tới đó trên con đường đá ghập ghềnh giữa đêm tối thế này. Mấy tiếng đồng hồ chờ đợi trôi qua dài như cả thế kỷ. Inés Ramírez đã sốt ruột lắm rồi, còn chồng cô thì chẳng thấy tăm hơi.
Đến nửa đêm hôm ấy, nghĩa là sau khoảng 12 tiếng đồng hồ trở dạ, cơn đau đớn bắt đầu lên đến đỉnh điểm. Inés Ramírez đã bị vỡ ối mà đứa trẻ vẫn không chịu chui ra. Cô không thể ngăn mình nghĩ đến những điều khủng khiếp nhất. Lần sinh trước của Inés Ramírez diễn ra không suôn sẻ và đứa trẻ đã không thể có mặt trên cõi đời. Cô nhớ mọi chuyện cũng diễn ra y hệt như ngày hôm nay.
Đau đớn suốt nhiều giờ không sao rặn đứa trẻ ra được, cuối cùng bà đỡ quyết định cô cần sinh mổ, phải đưa đến trạm xá ngay. Nhưng đường đi quá xa xôi cách trở và họ đã không đến kịp. Inés Ramírez cảm thấy đứa bé giãy giụa một chút trong bụng mình, rồi tiếp đến là sự im lìm khủng khiếp. Con của cô đã chết. Đó là ký ức đau buồn nhất trong cuộc đời Inés Ramírez. Cô nhất quyết không để nó xảy ra thêm một lần nào nữa.
“Những cơn đau trở nên không thể chịu đựng nổi. Nếu con tôi chết thì tôi sẽ chết cùng bé luôn. Nhưng nếu đứa trẻ này có thể sống và trưởng thành thì tôi muốn ở bên cạnh và nhìn nó lớn lên. Tôi tin là Chúa sẽ cứu cả 2 chúng tôi”, Inés Ramírez kể lại. Đó chính là lý do khiến cô đủ can đảm để đưa ra quyết định phi thường ấy. Inés Ramírez chộp lấy chai rượu giấu dưới gầm giường của chồng, tu vài ngụm để lấy lại bình tĩnh rồi bắt đầu cầm con dao làm bếp dài gần 20cm tự rạch vào bụng mình.
Máu túa ra như suối khi lưỡi dao sắc lẻm lách qua da thịt còn cơn đau thì không thể tả bằng lời. Nhưng Inés Ramírez vẫn cắn răng chịu đựng và tiếp tục rạch qua lớp mỡ bụng, vào đến tận tử cung. Khoảnh khắc đó, cô thấy mình tỉnh táo lạ lùng. Mặc cho cảnh tượng kinh hoàng trước mắt, cô tự thò tay vào bụng, quờ quạng tìm kiếm cho đến khi nắm được cổ chân đứa bé và từ từ lôi nó ra ngoài. Đó là một cậu bé trai vô cùng khỏe mạnh. Cậu nhóc bướng bỉnh cất tiếng khóc chào đời ngay lập tức.
Kỳ tích đầu tiên và duy nhất 




“Cuộc phẫu thuật” của Inés Ramírez kéo dài khoảng 1 giờ. Cô vẫn kịp cắt rốn cho đứa con trước khi ngất đi vì kiệt sức. Lúc Inés Ramírez tỉnh lại, thằng bé đang nằm ngay ngắn bên cạnh và ngủ ngon lành. Cô với chiếc áo len, quấn quanh vùng bụng còn đang rỉ máu và thều thào cất tiếng gọi Benito, cậu con trai cả mới 6 tuổi của mình. Cô sai cậu bé nhanh chóng chạy đi tìm người giúp đỡ.
Vài giờ sau, cuối cùng Benito cũng trở về với 2 nhân viên y tế từ trạm xá. Họ tìm thấy Inés Ramírez vẫn hoàn toàn tỉnh táo bên cạnh đứa bé mới sinh và càng sửng sốt hơn khi biết việc cô vừa làm. Cả 2 nhanh chóng khâu vết cắt dài gần 18 cm trên bụng Inés Ramírez bằng một cây kim và sợi chỉ bình thường.
Nhưng hành trình “vượt cạn” đầy cam go của Inés Ramírez vẫn chưa kết thúc ở đây. Trường hợp của cô phải được chuyển đến bệnh viện lớn để các bác sỹ chuyên khoa xử lý ngay lập tức. Chính vì thế, 2 nhân viên y tế phải quấn 2 mẹ con cô trong chiếc chiếu cói và khiêng qua đoạn đường đá gập ghềnh từ nhà cô ra trung tâm thị trấn. Sau đó, người ta chuyển Inés Ramírez lên một chiếc xe bus nhỏ và mất thêm 2 tiếng rưỡi nữa mới tới được phòng khám tư ở San Lorenzo Texmelúcan.
Tại đây, một bác sĩ tiến hành sơ cứu và làm sạch vết thương cho cô. Tuy nhiên, họ vẫn không có đủ thiết bị y tế để xử lý sâu hơn. Vì thế mà Inés Ramírez và cậu con trai lại tiếp tục hành trình đến tận thành phố San Pedro trên một chiếc… xe tải chở hàng. Inés Ramírez không còn giữ được sự tỉnh táo trong suốt chuyến đi kéo dài vài giờ đồng hồ nữa. Cho đến tận lúc này, nhờ mấy hớp rượu mà cô quên đi phần nào cơn đau từ vết rạch lớn ở bụng. Nhưng khi chúng gần hết tác dụng, Inés Ramírez gần như lả đi vì không thể chịu đựng nổi. Cô nhớ loáng thoáng mình được chuyển lên một chiếc xe cứu thương và rồi sau đó tỉnh dậy trong bệnh viện.
Galván và Jesus Guzman là 2 bác sĩ tiếp nhận ca cấp cứu đặc biệt này và họ đã đi từ tò mò đến ngỡ ngàng và cuối cùng là kinh ngạc. Lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình, họ được tận mắt chứng kiến một trường hợp tự mổ đẻ. Galván vội vã chụp lại ảnh trong khi Jesus Guzman cắt chỉ và mở vết mổ ra kiểm tra các tổn thương bên trong.
Thật kỳ diệu là tử cung của Inés Ramírez đã trở lại kích thước bình thường, ngừng chảy máu và hoàn toàn không có dấu hiệu nhiễm trùng. Các bác sĩ cho biết, bà mẹ đặc biệt này quả là may mắn khi đã chọn cách sinh con trong tư thế ngồi xổm theo kiểu truyền thống của phụ nữ Ấn Độ. Nhờ thế mà tử cung bị đẩy tới trước, nằm ngay dưới phần da bụng mà cô tự rạch. Nếu không thì chắc chắn Inés Ramírez đã tự cắt vào ruột của mình. Cô phục hồi rất nhanh sau phẫu thuật và được xuất viện 10 ngày sau đó.
Inés Ramírez Pérez bỗng dưng nổi tiếng khắp thế giới khi câu chuyện của cô được tăng tin trên tạp chí y khoa uy tín. Điều làm người ta đáng ngạc nhiên và thán phục là làm thế nào người phụ nữ 40 tuổi với thân hình bé nhỏ và chiều cao chưa đầy 1m6 lại có đủ can đảm để cầm dao tự rạch vào bụng mình rồi lôi đứa con ra. Chắc hẳn chỉ có thể là tình mẫu tử thiêng liêng đã cho cô sức mạnh vào giây phút hiểm nghèo nhất.

Trở lại khu làng ở Mexico sau nhiều năm để tìm gặp Inés Ramírez , cả gia đình vẫn chen chúc nhau trong ngôi nhà nhỏ xíu và tồi tàn nhưng hoàn toàn hạnh phúc với điều đó. Đứa trẻ sơ sinh ngày nào giờ đã là cậu vé 4 tuổi khỏe mạnh, nghịch ngợm và trèo cây nhanh như sóc. Còn Inés Ramírez dường như chẳng hề hay biết đến sự nổi tiếng của mình, tỏ ra vô cùng ngại ngùng trước sự quan tâm của những người lạ mặt. Khi được hỏi từ đâu mà cô biết cách tự phẫu thuật cho mình, Inés Ramírez cười bẽn lẽn trả lời: “Tôi từng mổ gà và vài con vật khác trước đây”.

Theo Đất Việt

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Quy tắc trang điểm theo khuôn mặt

Một trong những bí quyết thành công trong nghệ thuật trang điểm chính là nắm rõ quy tắc trang điểm cho từng khuôn mặt. Xin giới thiệu đến bạn quy tắc trang điểm cho từng khuôn mặt để có vẻ đẹp hoàn hảo.
Khuôn mặt hình bầu dục
Đây là gương mặt chuẩn nhất trong nghệ thuật trang điểm. Vì vậy, phương pháp tốt nhất chính là làm nổi bật những đường nét tự nhiên nhất của gương mặt mà không cần phải sử dụng đến bất cứ thủ thuật nào khác.
Phấn má: Thông thường, phấn má phù hợp cho khuôn mặt này là những gam màu tự nhiên như hồng quả táo.
Chân mày: Dùng phấn nâu kẻ theo đường khung xương chân mày sao cho thật tự nhiên.
Môi: Với gương mặt hình bầu dục, việc chọn tông trang điểm khá đơn giản. Tuy nhiên, với những gam màu tự nhiên nhiên như hồng nhạt, hồng cam sẽ làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của gương mặt.
Tạo khối cho khuôn mặt: Trong trường hợp này, bạn hãy tạo khối cho vùng chữ T như trán, mũi, cằm để thu gọn sóng mũi và chiếc cằm nhọn thanh thoát.
Khuôn mặt hình trái tim
Với khuôn mặt hình trái tim, phương pháp để che khuyết điểm của vầng trán quá rộng và chiếc cằm thon nhỏ là phấn highlight ở bước tạo nền. Đây chính là bước quyết định cho sự thành công của trang điểm.
Nền: Với vầng trán rộng, hãy chọn phấn nền tối hơn khoảng hai tông, phủ hai bên thái dương. Trong khi đó, dùng phấn sáng màu nhấn từ giữa trán kéo dài xuống cằm để tăng chiều dài cho khuôn mặt và độ rộng của chiếc cằm.
Chân mày: Dùng chì nâu vẽ chân mày theo hình bán nguyệt.
Đôi môi: Trái ngược với khuôn mặt hình bầu dục, khuôn mặt trái tim sẽ mềm mại hơn khi đôi môi được tô điểm bởi những gam màu đậm như đỏ, đỏ mận, đỏ cam…
Mắt: Hãy chọn cách trang điểm sắc sảo cho đôi mắt để tạo điểm nhấn cho khuôn mặt. Điều đó làm cho người đối diện tạm quên đi chiếc cằm nhỏ của bạn.
Khuôn mặt hình vuông
Đặc trưng của khuôn mặt vuông chính là vầng trán thẳng, rộng với phần xương hàm vuông vức. Với khuôn mặt này, bạn phải thật khéo léo trong cách xử lý nền và phấn má hồng để tạo đường nét mềm mại cho gương mặt.
Nền: Dùng phấn nền tối hơn hai tông để nhấn ở hai bên mặt bắt đầu từ trán kéo dài xuống xương quai hàm để thu gọn khuôn mặt. Dùng phấn sáng màu nhấn từ đầu trán đến giữa cằm và hai bên gò má.
Má hồng: Tán phấn má hồng từ gò má chéo lên mang tai để tạo sự mềm mại cho gương mặt.
Chân mày: Dùng chì nâu kẻ theo đường khung xương chân mày theo hình vòng cung nhưng đủ dày để gương mặt mềm mại nữ tính hơn.
Môi: Chọn gam màu hồng tự nhiên cho đôi môi và thu hút sự chú ý cho phần cổ bằng áo cổ chữ V với trang sức đẹp mắt.
Tránh: Tạo góc cạnh cho gương mặt bằng những nét vẻ sắc.
Khuôn mặt tròn
Khuôn mặt tròn không phải là điều mong muốn của nhiều bạn gái vì đa phần các đường nét trên gương mặt hầu như gần bằng nhau. Vì vậy, việc tạo khối để tăng chiều dài và giảm độ rộng là thủ thuật cần thiết.
Nền: Để tăng chiều dài và giảm độ rộng cho khuôn mặt tròn, sử dụng phấn tối màu nhấn hai bên mặt bắt đầu từ thái dương đến xương quai hàm. Dùng phấn sáng màu nhấn vùng chữ T cho gương mặt bao gồm trán, mũi, cằm và điểm nhẹ hai bên gò má.
Phấn má: Nhấn phấn má hướng về phía trước nhưng không quá gần cánh mũi và kéo chéo về góc mắt.
Lông mày: Lông mày cong và mảnh sẽ giúp cho khuôn mặt thêm mảnh mai và thanh thoát.
Môi: Son đỏ hay hồng chính là gợi ý cho khuôn mặt này.
Tránh: Nhấn phấn má hồng quá đậm và kéo dài lên phía mang tai vì sẽ làm giảm chiều dài của khuôn mặt.
Khuôn mặt dài
Đặc trưng của khuôn mặt dài là gò má thấp và hẹp trong khi chiếc cằm dài. Các bước trang điểm lúc này chính là nới rộng khuôn mặt bằng phấn má hồng, phấn sáng màu và giảm kích thước của chiếc cằm bằng phấn tối màu.
Nền: Dùng phấn sáng màu nới rộng hai bên mặt, bắt đầu từ thái dương đến dưới tai, nhấn phấn tối màu hơn ở trán và cằm.
Má hồng: Khi nhấn phấn má hồng, tránh đánh chéo về phía mắt mà kéo nhẹ về phía mang tai.
Chân mày: Kẻ chân mày hơi dày nhưng có độ cong vừa phải để giảm bớt độ dài cho khuôn mặt.
Mắt: Tạo điểm nhấn cho đôi mắt nổi bật và to hơn bằng kẻ mắt nước. Hãy bắt đầu từ giữa mí trên và mở rộng ra ở phần đuôi.
Môi: Chọn son có nhũ ngọc trai hay độ bóng để đôi môi thêm đầy đặn. Bạn có thể dùng chì kẻ viền để tăng kích thước nếu đôi môi quá mỏng.
Theo PNO

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Những bức ảnh về tình mẫu tử làm người xem bật khóc

Khoảnh khắc người con ở tuổi 62 tỉ mỉ bón cháo cho mẹ ở bệnh viện, một bà mẹ trẻ mang thai mong ngóng ngày con chào đời hay hình ảnh người mẹ già lặng lẽ thăm mộ con đã khuất trong buổi chiều muộn... cũng đủ khiến hàng triệu trái tim phải "rơi lệ".
> Con trai 60 tuổi 'chế xe' đưa mẹ 99 tuổi đi du lịch
>> Nữ thẩm phán và câu chuyện 'hạnh phúc suýt đánh rơi'
   

Nhiều người đã vô cùng cảm động trước việc 1 thanh niên tên là Phiền Mông đi bộ hơn 3.000 cây số đưa mẹ du ngoạn ở Trung Quốc. Để thực hiện ước mơ được du ngoạn, ngắm đường phố phong cảnh của người mẹ già tật nguyền, người con có hiếu này đã quyết định cùng mẹ đi bộ từ Bắc Kinh, tới thành phố Cảng Hồng ở Tây Song Bản Nạp, phía nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc trong 3 tháng 1 ngày. Cuối cùng mẹ con Phiền Mông đã tới thành phố Cảng Hồng vào tối 13/10. (Ảnh: Sina)

Người trong bức ảnh là ông Ding Zhu Ji, 62 tuổi. Mẹ của ông Ding năm nay 85 tuổi. Bà bị gãy chân và ông Ding đã địu mẹ đến bệnh viện chữa trị. (Ảnh: Daily Chilli)

Tháng 6/2012 Cộng đồng Facebook đã share (chia sẻ) cho nhau một tấm ảnh với những thông tin tìm mẹ đầy cảm động của bạn Quân Lâm (SN 1989, TP.HCM). Thông qua những gì Quân Lâm viết thì cô Lữ Thị Hiệp, 50 tuổi, mẹ của Lâm đã bỏ nhà đi vì cuộc sống gia đình không được thuận lợi. Lời “cầu xin” chân thành của Quân đã làm lay động nhiều bạn trẻ khác. Cộng đồng facebook không chỉ chia sẻ tấm ảnh mà còn hỏi han nhau xem ai biết để còn chỉ giúp cho Quân. Cuối cùng cậu sinh viên này cũng đã tìm được mẹ và không quên nhắn nhủ rằng:“Hãy trân trọng những gì mình đang có. Nhất là MẸ”. (Ảnh: VietNamNet)

Sau khi được một thành viên chia sẻ trên trang facebook, bức ảnh này sau đó đã được lan truyền khắp cộng đồng mạng với tốc độ chóng mặt. Bức ảnh kể về quá trình mong mỏi đứa con chào đời của người mẹ. Khi đứa bé còn trong bụng, người mẹ hạnh phúc với bụng bầu đang lớn, bên cạnh đó là một chiếc váy xanh xinh xắn chờ con ra đời. Sau khi chào đời và lớn lên, đứa bé đã mặc chiếc váy xanh mà người mẹ đã mua ngày nào. (Ảnh: Đất Việt)

Bức đăng tải ngày 14/8/2012 trên mạng xã hội facebook cũng gây xúc mạnh. Trong bức ảnh, theo nhiều người, đó là một người đàn ông trung niên cõng người mẹ già của mình lên chùa thắp hương. Bức ảnh đã lay động tình mẫu tử của nhiều bạn trẻ.

Bức ảnh này được chụp tại sân bay Nội Bài vào ngày 23/9 khi người thân ra đón thi hài của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy xưởng may tại Nga khiến 14 công nhân Việt Nam thiệt mạng hôm 11/9. Trong ảnh là em Nguyễn Ngọc Minh, 10 tuổi, ôm di ảnh mẹ là chị Trần Thị Châu (sinh năm 1972) quê Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mẹ Minh đi sang Nga lao động khi em còn học mẫu giáo, giờ em đã lên lớp 4. Ôm di ảnh mẹ, khi nhận hộp tro cốt, cậu bé dàn dụa nước mắt. Sau Minh, còn một em trai 4 tuổi. Ngay khi hình ảnh cậu bé này được đăng tải trên một số báo, nó đã được dân mạng truyền tay nhau với niềm đau xót lớn lao (Ảnh Tiin.vn)


Hình ảnh một em bé bón đồ ăn cho người mẹ cụt tay nhanh chóng được lan truyền trên internet khiến nhiều cư dân mạng rơi nước mắt. Với lời đề tựa đầy xúc động "Đói lòng ăn trái ớt cay / Để cơm nuôi mẹ đôi tay không còn / Dù cho sông cạn núi mòn / Một ngày còn mẹ con còn tương lai", bức ảnh đã nhanh chóng nhận được hơn 3.000 like và nhiều lượt chia sẻ, bình luận của cư dân mạng.

Bức ảnh có tiêu đề “Tháng 7: Thăm con” của tác giả Huynhdungphoto trên web Xóm Nhiếp Ảnh và lời đề tựa: "Tháng 7, mẹ đón xe đò lên thành phố, vào nghĩa trang liệt sĩ thăm con trai. Những bánh, trái, thuốc lá... ngày nào con vẫn thích mẹ mang cho con cả..."- Người Mẹ Liệt Sĩ. Mặc dù còn nhiều nghi vấn nhưng bức ảnh cũng đã ghi lại được một khoảnh khắc đầy xúc động và đầy tính nhân văn

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Người thầy nặng 27 kg vượt lên nghịch cảnh

"Hạnh phúc của tôi là được thấy các em đặt chân vào giảng đường đại học, để sau này thoát cảnh lam lũ...".
Bởi thầy là một tấm gương sống về nghị lực, ý chí cho biết bao người noi theo. Bị tật nguyền từ nhỏ, nhưng không đầu hàng số phận, thầy đã vượt lên nghịch cảnh để trở thành người thầy dìu dắt rất nhiều thế hệ học trò vào đại học. Vượt lên số phận Nhìn những nét chữ run rẩy trên bảng tính điện tử, được viết bởi bàn tay của một người hằng ngày vẫn phải làm bạn với chiếc xe lăn, mới hiểu hết được nghị lực và tấm lòng của người thầy ấy. Thầy giáo Chu Quang Đức sinh năm 1984, là con trai của cựu chiến binh Chu Quang Chiến (Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội) hiện nay thầy là giáo viên bộ môn Tin học tại Trường THPT Mê Linh.
Chất độc da cam đã khiến thầy trở nên nghị lực hơn bao giờ hết 
Điều không may đối với thầy là khi sinh ra thầy đã bị nhiễm chất độc da cam. Vì thế mà năm nay đã 29 tuổi, thế nhưng thầy chỉ cao 1,1m và nặng 27 kg. Bà con trong làng ngoài xã vẫn thường gọi đó là "thầy giáo tí hon". Với những người có hoàn cảnh không may như thế thì đa số thường rất tự ti, bi quan về bản thân. Thầy Đức ban đầu cũng không ngoại lệ. Thầy bảo những ngày còn nhỏ cảm thấy rất mặc cảm với bạn bè, nhiều lúc xuất hiện ý nghĩ buông xuôi. Thế nhưng kể từ ngày thầy bắt đầu bước chân đi học thì cái ý nghĩ bi quan ấy đã được thầy xua tan đi hồi nào không hay. Thầy đã bắt đầu có những ý nghĩ mới về bản thân mình, về cuộc sống đang tiếp diễn. Ý thức được sự thiệt thòi của bản thân mình, ngay từ ngày chập chững đi học cấp 1, cấp 2 thầy đã đặt ra cho mình một con đường duy nhất: đó là học và học.
 

Dù sức khỏe của tôi không được tốt như người bình thường, nhưng ít nhất mỗi ngày tôi vẫn phải làm việc đủ 8 tiếng

Thầy Chu Quang Đức
 
"Chỉ có học mới có thể giúp tôi chống lại được với sự thiệt thòi mà số phận đã dành cho mình. Và cũng chỉ có học mới giúp tôi có thể thay đổi được cuộc sống - Thầy tâm sự - Từ ngày đi học không bao giờ tôi có ý định chán nản, bi quan nữa. Mọi nỗi buồn, thất vọng tôi đều dồn tất cả hết vào việc học, nhờ việc học mà tôi đã xua tan đi được những ám ảnh số phận, và có thêm nghị lực để thay đổi cuộc sống".
Với thầy thì điều thích nhất và cảm thấy thú vị nhất đó chính là mỗi ngày được đi học cùng người cha của mình. Ước mơ thay đổi cuộc sống của thầy đã được tiếp lửa bởi một người cựu chiến binh đầy tâm huyết và luôn sẵn lòng vì con cái. Đó là ông Chu Quang Chiến - Cha của thầy Đức. "Nếu không có tình thương, sự chăm sóc ân cần của cha thì ước mơ của tôi cũng khó lòng thực hiện được. Bởi hơn ai hết, cha là người bạn đồng hành cùng tôi trên mọi nẻo đường của sự học". Từ ngày học phổ thông, đều đặn ngày nào cũng như ngày nào, ông Chiến 2 buổi chở con đi học, về học. Cho đến khi thầy Đức đậu Đại học sư phạm Hà Nội II thì ông Chiến lại đồng hành cùng con đi hết quãng đời sinh viên. Rồi bây giờ, khi thầy Đức đã đi dạy học, ông Chiến lại tiếp tục cùng con gieo sự nghiệp trồng người. Sinh ra đã không được may mắn, thầy Đức thiếu quá nhiều thứ để làm một con người bình thường. Thế nhưng ở thầy lại có một thứ mà nhiều người bình thường không có được. Đó chính là sức mạnh của lòng quyết tâm. Chính nhờ sự quyết tâm này mà thầy đã giành cho mình những thành tích mà nhiều người bình thường cũng phải kính nể. Những năm học phổ thông, thầy luôn là học sinh xuất sắc. Sau 4 năm hai cha con ở trọ đèn sách, thầy đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu. Bây giờ khi đang gánh trên vai trọng trách lớn, đó là ươm mầm những tài năng cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà thì thầy Đức vẫn luôn được mọi người đánh giá cao bởi khả năng và sự nhiệt huyết của mình. Điều thầy luôn tâm niệm và truyền cho học sinh đó chính là phải học để có thể thay đổi cuộc sống như chính thầy đã từng làm với bản thân mình. Hơn cả một Người thầy Nếu ai lần đầu mới gặp sẽ rất ái ngại cho thầy bởi vì lo sợ rằng sức khỏe của thầy sẽ không thể đảm bảo cho công việc trồng người. Bởi việc dạy học phải hao tổn rất nhiều sức lực về cả trí óc lẫn tinh thần.
Lớp học của thầy Chu Quang Đức
Ấy vậy mà thầy Đức đã không nghĩ thế, bên cạnh giờ dạy chính ở lớp thì thầy cũng thường xuyên mở các lớp dạy thêm ở tại nhà vào thứ Bảy và Chủ nhật. Thầy chia sẻ: "Việc dạy các em không hề khiến tôi mệt mỏi mà ngược lại còn mang đến cho tôi rất nhiều niềm vui vì được đóng góp chút công sức để chắp cánh ước mơ cho các em. Tôi luôn nghĩ rằng mỗi người thầy nên tự xem mình như một người công nhân, phải làm việc miệt mài vì những thế hệ học sinh. Dù sức khỏe của tôi không được tốt như người bình thường, nhưng ít nhất mỗi ngày tôi vẫn phải làm việc đủ 8 tiếng". Trong căn nhà nhỏ của mình, thầy Đức đã mở lớp dạy thêm ở bên ngoài hành lang. Với vài chiếc bàn học, một chiếc bảng điện tử và một chiếc máy chiếu, thầy Đức cứ miệt mài viết lên những con số và dòng chữ để truyền đạt lại kiến thức. Có một điều đặc biệt rằng thầy dạy nhiều lớp cùng một lúc. Khi chúng tôi đến thì thầy chỉ rằng: Đây là lớp 11, kia là học sinh 12... Thầy bảo đang giảng bài cho học sinh lớp 11 và giao bài tập cho học sinh lớp 12. Cứ thế thầy luân phiên giảng và chữa bài tập cho 2 lớp. Trong lúc tiếp chuyện chúng tôi, thầy Đức cũng rất bận rộn bởi có rất nhiều phụ huynh gọi điện tới hỏi thăm tình hình học tập của con em họ. Thầy luôn tạo cho phụ huynh các em học sinh một sự tin tưởng. Thầy bảo với những phụ huynh đó rằng phải khai thác khả năng của học sinh, chứ không nên ép buộc học sinh phải theo một khuôn khổ nhất định nào đó, phải từ từ rèn luyện, khổ luyện nhiều thì mới nên được. Lớp học của thầy Đức chủ yếu là học 4 môn Toán, Lý, Hóa, và Tin học. Những học sinh học ở lớp của thầy thường được kèm xuyên suốt 3 năm, từ lớp 10 cho tới lớp 12. Học sinh ở đây có rất nhiều người ở xa, khác xã và khác huyện nhưng vẫn đến lớp của thầy Đức để học. Những học sinh ấy luôn có một niềm tin mãnh liệt đối với người thầy đặc biệt này. Trong quá trình giảng dạy tại nhà, thầy luôn hiểu hoàn cảnh từng học sinh, để tư vấn giúp các em cũng như gia đình chọn khối, chọn trường thi phù hợp. Em nào hoàn cảnh gia đình khó khăn thầy còn không thu học phí. Kể từ năm 2009 tới nay, mỗi năm lớp học của thầy Đức đều có 9 -10 học sinh đỗ vào các trường đại học lớn. Như năm học 2011- 2012 vừa rồi, số lượng học sinh đậu đại học còn lên tới con số 15. Trong đó có những trường đại học lớn như Đại học Luật, Ngoại Ngữ, Sư phạm... Ngoài ra còn nhiều em đậu vào các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Nói về sự thành công của các học sinh, thầy không giấu khỏi niềm vui: "Hạnh phúc của tôi là được thấy các em đặt chân vào giảng đường đại học, để sau này thoát cảnh lam lũ...". Thầy bảo: "Mình không làm được gì nhiều đâu, đơn giản là không có sự khác biệt nào hết. Nhiều người cũng có hoàn cảnh không may như mình, thế nhưng họ còn làm được nhiều hơn mình".

Năm 2011, thầy giáo Chu Quang Đức đã được tham dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến toàn quốc những nạn nhân
chất độc màu da cam/dioxin, tổ chức tại Hà Nội. Chia tay thầy, chúng
tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy nhỏ bé ngồi trên chiếc xe lăn với
nét chữ run rẩy trên bảng tính điện tử để giảng bài cho các em Câu
chuyện về người thầy trên xe lăn Chu Quang Đức thêm một lần nữa khẳng
định rằng, những bất hạnh của số phận dù có nghiệt ngã cũng không đánh
ngã được con người. Bằng nghị lực và ý chí kiên cường, những người
khuyết tật đã vươn lên như những bông hướng dương quay về hướng mặt
trời!

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Bài văn điểm 3 của nữ sinh nhập vai Cám kể chuyện Tấm

Với đề bài "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", một nữ sinh THPT ở Hà Nội đã có bài viết "đặc sắc".


Bài làm

Tôi là Cám, tôi sống với mẹ tôi và con của dượng tôi vì bố nó chết lâu rồi nên mẹ con tôi nuôi nó. Nhưng tôi cũng không ưa nó lắm vì nó lúc nào cũng ra vẻ làm chị. Hàng ngày nó cũng khá chăm chỉ vì việc nhà, tôi thấy cũng cỏn con: cho lợn ăn, chăn trâu, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy ít việc đó nó làm hợp hơn tôi vì tôi còn bận chọn vải may quần áo và đi làm tóc tai. Tôi đang tuổi đôi mươi mà!
Có hôm mẹ tôi giao cho hai đứa công việc, mỗi đứa một giỏ để đi bắt đầy giỏ tôm cua. Đứa nào nhanh chân thì được cái yếm đỏ mẹ tôi mới mua đẹp mê hồn. Nhưng tôi thì có biết lội ao hồ bao giờ, bẩn hết quần áo mất. Con Tấm thì cứ tìm tìm mò mò đến bao giờ mới xong? Mình cứ đi hái hoa bắt bướm tí đã rồi về bắt tôm cua sau. Chiều khi tôi ra thì đã muộn rồi, thôi thì lừa con ngu kia một phen vậy:
Chị Tấm ơi chị Tấm
Đầu chị bị lấm
Chị ra ruộng sâu mà gội đầu, không về mẹ mắng đó.

Haha, nó đã tin lời mình, mình phải nhanh tay đổ hết tôm cua tép giỏ nó sang giỏ của mình mới được. Về nhà được lấy yếm đỏ, và tôi đã có cái yếm đỏ. 
Một hôm nọ, tôi thấy con Cám ít ăn, hay để giành một bát cơm của mình. Tôi với mẹ mới rình xem con ranh đang làm gì. Tôi và mẹ đã thấy nó gọi là:
Bống bống bang bang
Bống ăn cơm vàng
Cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm
Cháo hoa nhà người
thì có con cá bống bé lòi lên. Tôi và mẹ tính thịt nó làm bữa bống kho. Hôm sau tôi và mẹ lừa nó đi chăn trâu xa không thì người ta thu trâu. Rồi tôi và mẹ tôi bắt con cá bống lên ăn thả ruột lại. Giờ nó hết người làm bạn nhé! Mình phải giấu xương ở xó bếp không nó biết với được. 
Sắp đến vũ hội, mẹ và tôi chuẩn bị quần áo giầy dép mới cho tôi thật đẹp để kiếm chồng. Hôm đó tôi và mẹ chuẩn bị đi, con Tấm cũng đòi đi. Tôi tức quá, tôi suy mẹ đổ hết thóc gạo vào nhau cho nó ngồi mà sàng mà lọc. Haha, sáng mai cũng chưa xong đâu, rách rưới còn đòi theo quý tộc hahaha… 
Đang chơi hội vui vua ban lệnh thử giày, ai đi vừa là vợ vua. Mẹ và tôi cùng thử nhưng giầy con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được. Lựa đằng này đằng kia đau cả chân, bực cả mình đành thôi. Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá! Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi.

Đến ngày dỗ bố nó cũng biết đường vác mặt mà về. Bây giờ oai như cóc rồi, bà sẽ cho mày một phen.
 
Theo Vietnamnet



Điểm 7,65 cho trò.Điểm 3,25 cho cô giáo. Lý do: cô ra đầu bài quá ác....Trò phân tích đề, hiểu đề sâu sắc, viết đúng tâm trạng nhân vật ,bố cục chặt....Hơi thiếu tâm trạng Cám phần cuối truyện.
longbh1@yahoo.com.vn
HS này rất có triển vọng, nếu tôi là giáo viên sẽ cho em điểm 8 kèm những lời khen. Riêng lỗi chính tả và chữ xấu thì chê trách cũng đúng nhưng đó là lỗi mang tính hệ thống, không phải cô giáo mới gặp em này lần đầu, do đó không vì chữ xấu mà cho điểm kém. Nên trọng Mội dung hơn Hình thức.
 ijsc@aijsc.com
Thiên tài! Ngoài vài lỗi chính tả ra thì đây là 1 bài hay, nó lột tả đúng cái tính rất xấu của 1 người xấu, nó hay vì có sự nhập tâm nhân vật cao. Trong trường hợp này là bạn hs đã nhập đúng nội tâm nhân vật để lột tả tính cách. tôi không đồng tình với ý kiến "sợ" của cô giáo. Nếu cô muốn hãy cho các hs của cô đóng vai Tấm. Trân trọng.
Văn Tác: quiet_seavn@yahoo.com
Thực ra bạn này đã biết vận dụng rất tốt ngôn ngữ "đầu đường, xó chợ" để viết bài này. Đã là cái ác thì tôi nghĩ thể hiện như bài văn này là rất hợp với vai chứ sao lại phê là đáng sợ??? Không lẽ cô giáo này muốn nhân vật Cám phải hiền, phải thánh thiện sao??? Tôi đánh giá bài văn này này rất cao, tôi tin em học sinh này là người có cá tính mạnh, tư duy khác biệt để nhập thân vào góc nhìn phản diện của Cám như vậy. Không bàn đến câu chữ nhiều nhưng  nhân vật Cám trong truyện của em phác họa tính cách rõ nét và khá chính xác, không có gì sai so với yêu cầu đề bài đưa ra cả… 
Lời phê của cô giáo cũng không phải là một sự góp ý chân thành cho cách viết của học sinh mà chỉ một câu cảm thán cá nhân... Không hiểu khi nào nhà trường mới để (và tôn trọng) cho học sinh tự do phát huy trí tưởng tượng và thể hiện sự sáng tạo của mình?
Nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ một góc nhìn rất riêng về câu chuyện này:

Từ xưa đến nay chúng ta vẫn thường dùng câu chuyện Tấm-Cám để răn dạy các em học sinh về quy luật Nhân-Quả của đời sống: Gieo gió thì gặp bão, ở hiền thì gặp lành, làm điều ác thì chắc chắn sẽ có những kết cục đau thương..... Và nhân vật Tấm trong câu chuyện được xem như một thần tượng, một mẫu mực, một minh chứng cho sự "ở hiền-gặp lành".....
Tuy nhiên, theo tôi, chính nhân vật Tấm mới là người đáng bị lên án nhiều hơn trong câu chuyện này.  Mẹ con Cám tính tình rất xấu, ganh ghét, đố kỵ, ích kỷ và độc ác, nhưng hành động trả thù của Tấm cũng độc ác không kém gì họ. Tấm đã giết chết Cám một cách vô cùng man rợ(dội nước sôi cho đến chết), lại còn băm nát xác để làm mắm gửi về cho dì ghẻ..... quá man rợ, quá giã man, mất hết tính người.....
Nếu đem luật pháp hiện tại để phân xử vụ án này thì cả 3 nhân vật Tấm-Cám-Dì Ghẻ đều bị tử hình là cái chắc.