Giới thiệu về blog

Đây là blog của gia đình Văn Tác và Mai Trâm, được thiết lập nhằm mục đích lưu lại những kỷ niệm đẹp trong đời sống của gia đình bé nhỏ Văn-Mai. Ngoài những hình ảnh và video, blog còn chứa đựng của hồi môn dành riêng cho 3 cô công chúa nhỏ: Mẫn Châu - Hải Ngân và Ái Thi. Của hồi môn này là tập hợp những bài viết hay, có tính nhân văn cao mà Văn Tác đã sưu tầm trong suốt cuộc đời của mình.....

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Bài học từ cục tẩy

Tôi không phải là họa sĩ, chưa bao giờ muốn trở thành họa sĩ. Mẹ tôi càng mong chờ bao nhiêu vào những ngón tay thiên tài của tôi, tôi lại càng thiết tha muốn khác.

Tôi luôn có thể tô màu cho những đường viền trong, có thể rải các mảng keo dán lấp lánh lên tờ giấy vẽ và tô điểm bằng những sợi mỳ nguyên.

Nhưng đó không phải là nghệ thuật, ngay từ khi tôi còn đi mẫu giáo.

Nghệ thuật đòi hỏi phải có một quà tặng đặc biệt, đó là năng khiếu, là các kỹ năng. Tôi không sở hữu bất kỳ yếu tố nào trong đó. Tôi cũng không đủ giỏi để tạo cho mình một năng khiếu hay những kỹ năng hội họa. Không thể coi khả năng cắt các đường thẳng và vẽ theo trình tự là một năng khiếu. Tôi cũng không bao giờ có thể phác họa một bức chân dung tĩnh về cuộc sống, vẽ nên những mảng màu trừu tượng đầy lôi cuốn hay sử dụng màu nước một cách nghệ thuật.

Tôi nghĩ rằng từ bỏ không bao giờ là lựa chọn của một người cầu toàn. Cho dù ý tưởng trong đầu tôi rõ ràng đến mấy, nó cũng không thể hiện trên giấy theo cái cách tôi mong muốn. Khi ấy, tay tôi không chịu nghe theo những gì trí não tôi chỉ định. Một nét vẽ có vẻ quá "dày", một đường thẳng vẫn còn cong... Chúng không bao giờ có thể hoàn hảo như tôi mong đợi.

Tôi vẫn còn nhớ bài tập vẽ hồi lớp 8. Tôi phải diễn tả hình ảnh một đoàn tàu có vẻ đang chìm lướt đi trong khoảng không và vẽ lại trên khổ giấy gấp đôi so với hình gốc. Đó là một bài tập về nghệ thuật. Hoàn toàn không phải là năng khiếu của tôi.

Từ lúc bắt đầu những nét vẽ đầu tiên cho đến khi hoàn thành bài tập, tôi đã hai lần xóa đi tất cả. Từng dòng một được xóa đi cho đến khi tôi cảm thấy hài lòng vì những điều muốn thể hiện.

Cục tẩy là người bạn tuyệt vời nhất của một người luôn khát khao sự hoàn hảo. Vẽ một đường sai? Quên không đổ bóng? Bạn không hề lo lắng vì đã có cục tẩy trong tay - phương tiện để cứu vãn những sai lầm và sửa chữa tất cả. Nó có thể làm biến mất những phần bạn không thích, những phần thiếu hoàn hảo trên giấy. Những cục tẩy cho phép bạn phạm sai lầm mà không cần để ý đến hậu quả. Chúng giúp bạn quên đi những gì đã xóa và tiếp tục một khởi đầu mới mẻ.

Đã bao giờ bạn nghĩ về cục tẩy cho cuộc sống của chính mình?

Bạn có thể "xóa" đi người bạn trai đã khiến trái tim bạn tan vỡ. Bạn có thể quên những lời thì thầm anh ấy nói bên vành tai bạn khi đang ôm bạn nồng nàn, quên đi cái cách anh ấy cười vang khi bạn nói đôi điều hài hước và ngây ngô. Bạn có thể xóa đi mọi kỷ niệm về những phút giây bạn đã chia sẻ cùng anh ấy. Và cuối cùng bạn chỉ còn lại một mình với những trang giấy trắng lộn xộn những "nếu như, giá mà..."

Nhớ lại bài tập vẽ lớp 8 của tôi. Nó đã không hoàn hảo ngay chính lúc tôi nộp cho cô giáo. Nó có thể tốt hơn nhiều nếu tôi không phải là một người cầu toàn đến vậy, mong muốn sự hoàn hảo đến vậy cho từng nét vẽ. Bởi lẽ, vài thứ tôi đã xóa đi còn tốt hơn những gì được sửa lại.

Đã quá muộn khi tôi nhận ra giá trị của những gì mình đã xóa.

Nếu bạn xóa đi những gì bạn cho là không hoàn hảo trong cuộc sống, bạn sẽ không bao giờ có thể học hỏi được gì. Bạn có thể không bao giờ nghĩ lại những lời đã khiến bạn hối tiếc, có thể nói lại một lần nữa và lặp lại thêm một lần những điều bạn từng ước sẽ không bao giờ làm.

Cuộc đời tôi không hề hoàn hảo. Tôi cũng không bao giờ muốn nó phải hoàn hảo. Nhưng tôi không muốn một cục tẩy cho riêng mình. Dù tốt hay xấu, tôi sẽ cố gắng không hối tiếc về những gì mình đã lựa chọn. Bởi lẽ chúng giúp tôi nhận ra tôi là ai và tôi là người khác biệt với những người khác. Tôi không muốn quên đi những gì tôi đã xóa.

Không xóa đi tất cả những gì chưa hoàn hảo trong cuộc sống, tôi đã học được cách đối mặt với mọi vấn đề của mình.
(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét